Xử trí đúng cách và chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp

Nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em là triệu chứng thường gặp ở các bé dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể biết xử trí đúng cách và chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp. Chính vì thế, bài viết này sẽ giúp bạn có thể tham khảo thêm về triệu chứng bệnh và cách chăm sóc trong trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp nhé.

1. Nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em là gì? Có nguy hiểm không?

Nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em là nhóm nhiều các loại bệnh liên quan đến hệ hô hấp gồm tai, mũi, họng, phế quản, phổi,… Khi trẻ bị vi khuẩn hay virus mang theo mầm bệnh tấn công vào cơ thể theo nhiều cách khác nhau khiến cho hệ hô hấp bị viêm nhiễm ở các mức độ khác nhau. Để nhận biết trẻ có đang nhiễm khuẩn hô hấp thì biểu hiện thông thường nhất là xuất hiện triệu chứng ho kéo dài hơn 3 tuần. 

Nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em là gì?

Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng không phải quá lo lắng nếu trẻ gặp phải tình trạng này vì đây là bệnh phổ biến đối với trẻ em đặc biệt là nhóm dưới 5 tuổi. Theo thống kê hàng năm thì mỗi trẻ dưới 5 tuổi đều có thể nhiễm khuẩn hô hấp từ 5 – 7 lần/ năm. Điều này cũng được giải thích rằng hệ miễn dịch của trẻ còn kém và chưa thể hình thành những kháng thể chống lại vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể như người lớn nên rất dễ nhiễm bệnh. 

Nhiễm khuẩn hô hấp trong y khoa được chia thành 2 loại phân biệt dựa trên triệu chứng và độ nguy hiểm: 

  • Viêm đường hô hấp trên: là triệu chứng phổ biến như sổ mũi, hắt xì, ho, đau họng, nghẹt mũi, viêm tai giữa,… Đây là những triệu chứng thuộc nhóm nhiễm khuẩn hô hấp nhẹ ở trẻ. Phụ huynh chỉ cần đưa trẻ đến khám và chăm sóc tốt tại thì trẻ sẽ khỏe lại trong vòng từ 10 – 14 ngày.

  • Viêm đường hô hấp dưới: là nhóm các triệu chứng xuất phát từ phế quản, phế nang, tiểu phế quản và nghiêm trọng nhất là viêm phổi. Nếu trẻ xuất hiện những triệu chứng viêm hô hấp trên sang các triệu chứng nặng hơn thì phải nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

2. Những dấu hiệu nhận biết sớm nhiễm khuẩn hô hấp trẻ em 

  • Đau họng, ho với tần suất kéo dài và tăng dần.

  • Thở khò khè, thường xuyên chảy nước mũi, hắt xì, dịch mũi đục, có mùi,… 

  • Trẻ mệt mỏi, cáu gắt, mất sức, khó chịu trong người. 

Dấu hiệu phát hiện sớm nhiễm khuẩn hô hấp

  • Da xanh xao, nhợt nhạt do mất sức, khó chịu.

  • Trẻ đột ngột biếng ăn, không chịu bú sữa.

  • Tim đập nhanh, thở gấp liên tục, triệu chứng co rút lồng ngực khi thở,…

  • Triệu chứng sốt kéo dài và có sử dụng thuốc nhưng không hiệu quả. 

  • Tím tái cơ thể, co giật trong khi ngủ và thường nằm ngủ li bì, mê man,…

3. Xử trí như thế nào khi trẻ có dấu hiệu nhiễm khuẩn hô hấp 

  • Theo dõi các triệu chứng ho, sổ mũi, sốt của trẻ nếu kéo dài từ 2 – 3 ngày trở lên thì bạn cần lưu ý đây có thể là trẻ đã bị nhiễm khuẩn hô hấp.

  • Sử dụng cặp nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ, nếu vượt trên 38 độ C thì cần đến ngay phòng khám hoặc cơ sở y tế để khám bệnh khẩn cấp. 

  • Bố mẹ nên vỗ về, chăm sóc trẻ đặc biệt là vào ban đêm trẻ sẽ khó ngủ và cần lưu ý để tránh trường hợp bé nghỉ li bì xuất hiện co giật thì phải đến ngay bệnh viện để được điều trị đúng lúc.

Cách xử trí nếu gặp phải trường hợp trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp

  • Cho trẻ sử dụng một ít mật ong với nước ấm để làm ấm họng cho trẻ giúp giảm các triệu chứng ho khó chịu.

  • Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm khi chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp có thể gây ra tình trạng sốc phản vệ nguy hiểm đến sẽ sức khỏe.

  • Không sử dụng các loại thuốc dân gian, mẹo vặt dân gian có thể gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của bé.

4. Cách chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp 

4.1. Chế độ dinh dưỡng

  • Đối với trẻ bú sữa mẹ thì nên chia nhỏ các cữ bú và cho bé bú nhiều hơn bình thường. Trong sữa mẹ có chứa vitamin, khoáng chất,… sẽ giúp trẻ có thêm kháng thể để hỗ trợ trong quá trình điều trị. 

  • Cho trẻ ăn các món dễ tiêu, mềm như cháo loãng, súp và nên đảm bảo có đủ các chất như đạm, chất xơ rau xanh,… Hạn chế tối đa các loại thức ăn dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn,…

Chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp như thế nào?

  • Nên bổ sung thêm phần ăn trái cây hay nước trái cây giàu vitamin như cam, táo,… để tăng sức đề kháng cho bé. Cùng với đó nên bổ sung các loại khoáng chất trong bữa ăn. 

  • Cho trẻ uống nhiều nước để bù lại lượng nước bị mất trong quá trình bị sốt. Đây cũng là cách để giúp hạ nhiệt độ cơ thể cho bé dễ chịu hơn. Tuy nhiên không nên sử dụng các nước uống lạnh, nước uống có ga, nước ngọt,… 

4.2. Chăm sóc sức khỏe của trẻ

  • Cặp nhiệt độ thường xuyên 1 tiếng 1 lần để theo dõi tình trạng sốt của bé. Khi có các biểu hiện sốt trong quá trình chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp thì nên nới rộng, tháo bỏ quần áo và tiến hành chườm ấm trán, nách bẹn giúp trẻ hạ sốt. 

  • Khi trẻ có biểu hiện sốt trên 38 độ C cần bổ sung các loại thuốc hạ sốt để tránh trường hợp sốt cao dễ dẫn đến co giật. Nên sử dụng thuốc được kê toa bởi bác sĩ trong quá trình chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp.

Chăm sóc sức khỏe cho bé nhiễm khuẩn hô hấp

Chăm sóc sức khỏe cho bé nhiễm khuẩn hô hấp

  • Sử dụng dung dịch nước muối loãng để nhỏ vào mũi giúp loãng dịch mũi. Các mẹ có thể lấy dụng cụ hút mũi hoặc nhờ bé từ hỉ mũi để dịch mũi không còn ứ đọng bên trong. 

  • Nếu trường hợp xuất hiện các triệu chứng ho khan, ho có đờm thì người nhà nên vỗ lưng cho trẻ để giúp tránh dịch tồn đọng trong phổi có thể gây biến chứng. Bạn có thể thực hiện vỗ lưng bằng cách chụm các đầu ngón tay và đặt bé ở tư thế khom lưng. Tiếp theo chụm các ngón tay và ép chặn ngón trở để vỗ theo 1 chiều từ dưới lên khoảng 3 – 5 phút mỗi lần thực hiện. Nên thực hiện hàng ngày để có hiệu quả hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0888866918