Tác giả: dược sĩ Thảo sáng lập nhà thuốc Mẹ và Bé ZKID – tốt nghiệp đại học Dược Hà Nội.
- Hạch là gì ?
Hạch được biết đến là một cơ quan có liên quan mật thiết đến nội mô. Nó đảm nhiệm chức năng tạo ra bạch cầu có tên lympho. Ngoài ra hạch còn sản sinh ra nhiều chất kháng thể để giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây ra bệnh từ môi trường bên ngoài. Thông thường, kích thước của hạch chỉ bằng hạt ngô. Nếu chúng ta bị một số vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thì hạch sẽ hoạt động mạnh và sưng to bằng quả trứng có thể đau hoặc không đau.
- Nguyên nhân và triệu chứng của hạch.
Hạch có thể là hạch lành tính hoặc ác tính.
Thông thường nổi hạch và đau ở cổ là triệu chứng của những bệnh sau:
- Do viêm nhiễm: Viêm nhiễm vùng mũi xoang, viêm loét amidan, viêm họng, viêm tấy nướu răng, viêm tuyến nước bọt,… gây nổi hạch cổ.
- Do cơ địa: Hiện tượng nổi hạch ở cổ thường gặp ở người gầy yếu, sức khỏe toàn thân kém. Hạch thường nhỏ, dễ di động, không đau và có mật độ chắc. Hạch sẽ tự lặn khi sức khỏe tổng quát tốt hơn và không cần phải điều trị;
- Bệnh bạch cầu cấp: Hạch to, mềm, di động dễ, xuất hiện ở hầu hết các vùng có hạch như cổ, nách, bẹn, hố thượng đòn. Nổi hạch thường chỉ là triệu chứng phụ. Triệu chứng nổi bật là hội chứng thiếu máu, hội chứng chảy máu dưới da, sốt cao, lách to nhanh, có tổn thương loét niêm mạc miệng và họng. Khi làm huyết đồ sẽ thấy giảm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu tăng nhiều.
- Bệnh bạch cầu mạn thể lympho: Hạch nhiều, đa số là hạch bé, phát triển nhanh, di động được, mềm, phân bố ở cả vùng cổ, nách và bẹn. Lách bệnh nhân hơi to, khi làm huyết đồ và tủy đồ sẽ thấy hồng cầu và tiểu cầu giảm, dòng lympho tăng nhiều;
- Ung thư hạch: Có biểu hiện hạch to, mật độ rắn, ít di động vì dính vào tổ chức sâu. Có thể là những hạch riêng lẻ nhưng cũng có trường hợp hạch dính vào nhau thành từng đám. Bệnh nhân có thể có những triệu chứng khác đi kèm như phù, đau xung quanh vị trí sưng hạch do dây thần kinh, mạch máu bị chèn ép. Chẩn đoán xác định bằng sinh thiết hạch có thể phát hiện tế bào ung thư.
- Ung thư di căn: Các bệnh ung thư vùng đầu cổ như ung thư vòm họng, ung thư thanh quản,… đều gây triệu chứng nổi hạch cổ. Ngoài ra, các bệnh ung thư ở các cơ quan khác trên cơ thể như ung thư dạ dày, ung thư vú,… cũng có thể gây sưng hạch cổ.
Trên thực tế các bạn có thể sờ thấy hạch ở vùng cổ con của bạn, thậm chí ngay cả khi bé khỏe mạnh. Nếu các bạn phát hiện thấy hạch có kích thước nhỏ hơn 1,2cm và trẻ không có biểu hiện gì khác thì đây là hạch bình thường. Khi đó bạn không cần phải tìm kiếm thêm bởi vì bạn luôn có thể thấy thêm một số hạch nữa đặc biệt là ở vùng cổ, nách và bẹn. Các triệu chứng liên quan khác như sốt kéo dài không rõ nguyên nhân, trẻ bị sụt cân, mệt mỏi và đổ mồ hôi về đêm có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng hơn.
- Cách phân biệt hạch lành tính và ác tính
Hạch lành tính
Nếu bạn cảm thấy con bạn bị nổi hạch ở cổ và chạm vào thấy đau thì không nên quá lo lắng vì đây có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ bị amidan, viêm họng, nhiệt miệng,…Sau khi các tác nhân gây bệnh thuyên giảm và được loại bỏ thì hạch này cũng teo nhỏ lại và biến mất. Mặc dù là khu lành tính nhưng bạn cũng nên đưa trẻ đến bệnh viện và nói rõ tình trạng của con mình với bác sĩ để có cách xử lý sớm nhất.
Hạch ác tính.
Có thể nói trên cơ thể xuất hiện hạch ác tính chính là nỗi sợ hãi rất lớn. Hạch có khi là di căn của những bệnh ung thư về vòm họng, ung thư vú, ung thư phổi,…Loại hạch này thường xuất hiện trong một thời gian dài. Chúng mọc đơn lẻ hoặc có cùng lúc nhiều hạch với nhau. Khi bạn dùng tay sờ vào sẽ thấy nó cứng và được dính chặt với những mô xung quanh, đôi lúc có cảm giác đau.
Nếu bạn sờ thấy một cục hạch sau tai hay cổ con bạn mà hội đủ các yếu tố TRÒN – TRƠN – NHẴN – DI ĐỘNG – KHÔNG ĐAU thì đó là hạch lành tính. Tuy nhiên, khi hạch đang to do phản ứng với một ổ nhiễm trùng cạnh đó bạn nắn vào hạch thì trẻ có thể đau nhẹ, nhưng khi ổ nhiễm trùng được giải quyết thì hạch cũng hết đau. Nếu có bất cứ dấu hiệu nào khác, chẳng hạn hạch sờ vào cứng ngắc, gồ ghề không đi động thì đó là hạch ác tính.
- Cách điều trị hạch cổ lành tính
Tùy vào từng nguyên nhân gây sưng hạch ở trẻ mà các bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị bệnh khác nhau, ví dụ, hạch sưng do nhiễm khuẩn như viêm họng, thì trẻ có thể cần sử dụng kháng sinh. Còn nếu trẻ bị sưng hạch do nhiễm vi khuẩn thì chỉ cần điều trị các triệu chứng.
Trong một số ít trường hợp, hạch sưng do bị viêm nhiễm thực sự, khi đó hạch sẽ do và vùng da xung quanh hạch sẽ đỏ và hạch đau nhiều. Khi này trẻ có thể cần dùng kháng sinh và dẫn lưu nhiễm trùng. Việc sử dụng thuốc hạ sốt Acetaminophen hoặc Ibuprofen là cần thiết khi trẻ sốt trên 39 độ C hoặc đau.
Ngoài ra cần tránh việc ép, nén hạch bởi việc làm này có thể khiến cho hạch không thể co lại như bình thường. Sau khi điều trị xong, kích thước hạch sẽ trở lại bình thường một cách chậm chạp từ 2 – 4 tuần sau và chúng sẽ không biến mất hoàn toàn.
Để kiểm soát tốt hơn, các bậc cha mẹ có thể chú ý theo dõi hoặc đưa trẻ đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để, tìm ra nguyên nhân gây sưng hạch ở trẻ để có biện pháp xử lý thích hợp nhất.
Để được tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm vui lòng liên hệ Nhà thuốc Mẹ và Bé ZKid