Những biến chứng nguy hiểm của viêm đường hô hấp trên bạn cần biết

Các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên thường tự khỏi trong 1-2 tuần nhưng cũng có thể gây biến chứng viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi…

Viêm đường hô hấp trên là gì?

Hệ hô hấp được xác định bắt đầu từ cửa mũi trước tới các phế nang trong phổi. Đường hô hấp trên bao gồm mũi, hầu, họng, xoang và thanh quản. Chức năng của hệ hô hấp trên là lấy không khí bên ngoài, làm ẩm, sưởi ấm và lọc không khí trước khi đưa vào phổi. Trong khi đó, chức năng của hệ hô hấp dưới là thực hiện các chức năng lọc và trao đổi khí.

Viêm đường hô hấp trên là tổng hợp nhiều bệnh lý khác nhau, bao gồm viêm họng, cảm lạnh, viêm xoang, viêm mũi, viêm thanh quản, viêm tai giữa… Hệ hô hấp trên chính là cơ quan đầu tiên tiếp xúc với mọi điều kiện bất lợi từ môi trường, kể cả vi khuẩn, nấm mốc… do đó cơ quan này vô cùng nhạy cảm và dễ mắc bệnh.
 

Viêm đường hô hấp trên là bệnh thường gặp ở mọi độ tuổi
Viêm đường hô hấp trên là bệnh thường gặp ở mọi độ tuổi

Nguyên nhân gây viêm đường hô hấp trên

Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân chính gây viêm đường hô hấp trên do một số virus và vi khuẩn. Với trẻ dưới 5 tuổi thì đa số các trường hợp mắc đều do nhiễm virus (virus hợp bào hô hấp, virus cúm, sởi và một số loại nấm…).

Một số vi khuẩn gây viêm đường hô hấp trên: Haemophilus influenzae tuýp B (viết tắt là Hib), phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, tụ cầu, vi khuẩn Bordetella…

Viêm đường hô hấp cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác như như: dị ứng với thời tiết, dị ứng với các tác nhân khác trong không khí, trong bụi, dị ứng với các hóa chất,…

Vi khuẩn Haemophilus influenzae tuýp B là một trong những nguyên nhân gây nên viêm đường hô hấp trên
Vi khuẩn Haemophilus influenzae tuýp B là một trong những nguyên nhân gây nên viêm đường hô hấp trên

Triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp trên

  • Sốt: Đây là triệu chứng thường gặp nhất, trẻ em thường dễ sốt cao hơn người lớn, thân nhiệt có thể tăng cao 39 – 40 độ C, kèm theo các dấu hiệu như viêm kết mạc, ngứa, đau mắt, chảy nước mắt…
  • Ho: Triệu chứng này xuất hiện trong hầu hết các bệnh viêm đường hô hấp, thông thường ho thường xuất hiện từng cơn, ho khan có đờm hoặc không đờm.
  • Nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau cổ họng, mệt mỏi chán ăn.
  • Khó thở: Đây là triệu chứng ít gặp, một khi đã gặp thì bệnh đã có dấu hiệu trở nặng, nếu không chữa trị tốt, bệnh có thể chuyển sang viêm đường hô hấp trên mạn tính.

Sốt, ho, nghẹt mũi, khó thở là một số triệu chứng của viêm đường hô hấp trên

Những biến chứng nguy hiểm của viêm đường hô hấp trên

Một số biến chứng của viêm đường hô hấp trên có thể gây nguy hiểm bạn cần lưu ý chính là:
  • Chức năng não bị suy giảm, tinh thần mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, sức khỏe giảm sút. Ngạt mũi khi ngủ còn có thể gây tử vong ngay trong giấc ngủ.
  • Dễ gặp các biến chứng như viêm hạch bạch huyết, áp xe họng, viêm tai giữa, nhiễm trùng huyết, viêm thanh quản, viêm phổi, viêm xoang.
  • Tắc mạch xoang hang, sốt cao, đau đầu, nhiễm trùng ổ mắt, viêm não, thị lực giảm,…
Viêm đường hô hấp trên có thể gây nên những biến chứng vô cùng nguy hiểm
Viêm đường hô hấp trên có thể gây nên những biến chứng vô cùng nguy hiểm

Cách phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp trên

  • Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh: Các căn bệnh đường hô hấp trên chủ yếu lây lan qua đường không khí, vì thế, cách phòng tránh tốt nhất đó chính là hạn chế tiếp xúc với người đang mắc bệnh.
  • Không ở trong thời tiết quá nóng/lạnh: Thời tiết quá nóng hay quá lạnh đều có thể khiến hệ miễn dịch bị tác động và suy giảm.
  • Đeo khẩu trang: Sử dụng khẩu trang thường xuyên chính là một cách bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của những loại virus.
Sử dụng khẩu trang thường xuyên chính là một cách bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của những loại virus.

                                                                                             

Sử dụng khẩu trang thường xuyên chính là một cách bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của những loại virus.

Cần làm gì khi bị viêm đường hô hấp trên?

  • Với trẻ nhỏ, nên dùng nhiệt kế đo nhiệt độ thường xuyên, đắp khăn nhúng nước vắt khô lên trán, dùng nước ấm lau người, đắp chăn cho ra mồ hôi. Với người lớn, chườm mát ở trán hoặc uống thuốc hạ sốt nếu sốt cao.
  • Sử dụng kháng sinh: Kháng sinh được sử dụng trong một số trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp trên liên quan đến vi khuẩn. Tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh liên quan đến một số tác dụng không mong muốn và có thể thúc đẩy đề kháng kháng sinh và nhiễm khuẩn thứ phát, nên kháng sinh cần được sử dụng thận trọng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Ngậm nước chanh muối, mật ong để cổ họng dịu lại khi có triệu chứng ho.
Ngậm nước chanh muối, mật ong để cổ họng dịu lại khi có triệu chứng ho.
Ngậm nước chanh muối, mật ong để cổ họng dịu lại khi có triệu chứng ho.

Xịt mũi, rửa mũi bằng dung dịch vệ sinh mũi 

Xịt mũi được xem là biện pháp hữu hiệu giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp trên. Trong giai đoạn bệnh, nước muối xịt mũi giúp làm loãng và làm sạch lớp dịch nhày tích tụ ở niêm mạc, không những ngăn ngừa hình thành viêm mà còn giúp cho các thuốc điều trị tại chỗ bám dính trực tiếp vào niêm mạc để phát huy tác dụng. Ngoài ra, người bệnh có cơ địa dị ứng nên sử dụng hằng ngày, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với khói bụi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0888866918