Những điều cần biết về bệnh thủy đậu

Tác giả: dược sĩ Thảo sáng lập nhà thuốc Mẹ và Bé ZKID – tốt nghiệp đại học Dược Hà Nội.

Thủy đậu (hay còn gọi là trái rạ) là một căn bệnh lây nhiễm cấp tính phổ biến do vi rút có tên là Varicella Zoster gây ra. Bệnh thường xuất hiện vào tháng 2 đến tháng 5 hàng năm. Đa phần các trường hợp mắc bệnh thủy đậu là ở trẻ nhỏ. Trẻ dễ bị lây nhiễm vi rút thủy đậu từ các bạn đồng trang lứa khác và hầu hết các trường hợp mắc bệnh thủy đậu ở trẻ em thường ở thể nhẹ, ít có những biến chứng nghiêm trọng

  1. Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và biến chứng bệnh thủy đậu.

1.1 Dấu hiệu nhận biết

1.2 Nguyên nhân.

Trẻ bị nhiễm virus do:

  • Tiếp xúc với người có bệnh thủy đậu
  • Hít phải không khí do người bệnh hắt hơi hoặc ho.
  • Tiếp xúc với nước mắt, dịch tiết từ mũi hay miệng của trẻ em khác bị nhiễm bệnh.

1.3 Biến chứng

Bệnh thủy đậu nếu không được vệ sinh sạch sẽ sẽ gây nhiễm trùng da, khi lành để lại sẹo, đôi khi gây tấy đỏ xung quanh có thể làm nhiễm trùng máu. Một số biến chứng hiếm gặp như viêm phổi, viêm tủy, viêm tiểu não. Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu cần lưu ý khi bị thủy đậu vì có thể ảnh hưởng tới thai nhi.

  1. Cách điều trị bệnh thủy đậu

Chủ yếu là điều trị triệu chứng và chăm sóc tại chỗ:

  • Cách li trẻ 7 ngày kể từ khi phát ban.
  • Cho trẻ nằm phòng riêng thoáng khí, có ánh sáng mặt trời.
  • Mặc quần áo mềm, thoáng.
  • Vệ sinh mũi họng hàng ngày cho trẻ bằng nước muối sinh lí 0,9 %.
  • Thay quần áo và tắm rửa bằng nước ấm hàng ngày cho trẻ.
  • Cho trẻ ăn các thứ ăn lỏng, mềm, dễ tiêu, uống nhiều nước nhất là nước hoa quả.
  • Chấm dung dịch xanh methylen lên các nốt phỏng đã vỡ, những nốt chưa vỡ bôi acyclovir.
  • Tuyệt đối không được gãi hay làm vỡ các nốt phỏng.
  • Giữ cho da trẻ luôn khô và sạch.
  • Cho trẻ đi khám nếu ngứa nhiều, khó chịu, sốt cao.
  1. Cách phòng tránh và những sai lầm thường gặp

3.1 Cách phòng tránh

  • Cho trẻ tắm kỹ với xà phòng.
  • Vệ sinh phòng ở bằng nước Javel hoặc dung dịch Chloramin B 2 %.
  • Ăn nhiều rau quả chứa vitamin C.
  • Hạn chế tiếp xúc với người mắc thủy đậu và đeo khẩu trang.
  • Tiêm vắc-xin cho trẻ để phòng ngừa.

3.2 Những sai lầm thường gặp

Một số mẹ quan niệm rằng bệnh thủy đậu phải kiêng nước, kiêng gió, tắm và uống nước gốc rạ để chữa bệnh, kiêng cữ trong ăn uống nhưng thực tế những điều đó đều làm cho bệnh ngày càng nặng lên. Vì vậy mà mẹ cần cho trẻ vệ sinh tắm rửa sạch sẽ, không dùng nước gốc rạ, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ.

Trên đây là dấu hiệu nhận biết cũng như cách điều trị và phòng tránh bệnh thủy đậu, các mẹ hãy lưu ý để chăm sóc con đúng cách nhé. Ngoài ra để hạn chế bị bệnh, các mẹ có thể tăng sức để kháng cho  con bằng các sản phẩm như siro Imochild, Buonavit Baby, Buona Difesa, Sữa non Ildong số 1, Sữa non Ildong số 2.

Quý vị có thể được tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm tại Nhà thuốc Mẹ và Bé ZKid

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0888866918