Chân vòng kiềng ở trẻ nhỏ

Tác giả: dược sĩ Thảo sáng lập nhà thuốc Mẹ và Bé ZKID – tốt nghiệp đại học Dược Hà Nội.

1. Khái niệm chân vòng kiềng.

Chân vòng kiềng (chân cong hoặc chân hình chữ O) là tình trạng phần ở giữa 2 đầu gối có khoảng cách xa ra so với đường giữa cơ thể khi chúng ta duy trì tư thế đứng thẳng, 2 mắt cá trong của bàn chân chạm vào nhau.

2. Cách nhận biết chân vòng kiềng ở trẻ

2.1. Cách 1:

Chân vòng kiềng như thế nào? Có chữa khỏi được không?

Cho trẻ  đứng với tư thế các ngón chân hướng về phía trước, mắt cá chân chạm vào nhau. Nếu 2 đầu gối của trẻ không chạm vào nhau ( có khoảng cách giữa 2 đầu gối), khả năng rất cao bé bị chân vòng kiềng.

2.2. Cách 2:

Cho trẻ nằm ngửa, duỗi thẳng 2 chân, 2 mắt cá chân chạm vào nhau. Sau đó, tiến hành đo khoảng cách giữa 2 đầu gối. Nếu khoảng cách này nhỏ hơn 10cm nghĩa là trẻ vẫn đang phát triển bình thường. Nếu khoảng cách giữa 2 đầu gối lớn hơn 10cm, rất có thể bé đang bị chân vòng kiềng.

3. Nguyên nhân bé bị chân vòng kiềng.

Làm cách nào để biết trẻ có bị chân vòng kiềng hay không? | Vinmec

Chân vòng kiềng được phân thành 2 loại, bao gồm chân vòng kiềng bệnh lý và chân vòng kiềng sinh lý. 

  1. Đối với chân vòng kiềng sinh lý do chân bị co lại khi không gian trong bụng mẹ quá chật chội.
  2. Đối với chân vòng kiềng bệnh lý, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể bao gồm:
  • Yếu tố di truyền: Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng chân vòng kiềng ở trẻ, tuy khá hiếm gặp. Vì lý do di truyền nên thường không có biện pháp chữa trị. Gia đình có thể đưa trẻ đi khám tại khoa chỉnh hình để được tư vấn phẫu thuật chỉnh sửa cho bé trong trường hợp xét về mặt thẩm mỹ. Tuy nhiên, đối với phương pháp này, cần chờ bé lớn đến một độ tuổi nhất định mới can thiệp.
  • Do cân nặng và bé tập đi quá sớm: Một số trẻ được tập đi quá sớm ( 7-9 tháng) hoặc trẻ bị thừa cân cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị chân vòng kiềng. Lúc này, trẻ vẫn còn nhỏ và hệ xương của trẻ chưa đủ sức để nâng đỡ toàn bộ sức nặng cơ thể, vì vậy việc tập đi đứng sớm cho trẻ, đặc biệt là những trẻ thừa cân sẽ làm tăng nguy cơ mắc chứng chân vòng kiềng.
  • Trẻ bị thiếu Canxi và Vitamin D kéo dài dẫn tới hệ xương của bé yếu, không thể nâng đỡ được toàn bộ sức nặng của cơ thể
  • Một số bệnh lý khác như:  Bệnh Blount còn được gọi là bệnh vẹo trong xương chày (tibia vara), khi ống chân của trẻ phát triển bất thường. Khi trẻ bắt đầu biết đi, chân sẽ dễ bị uốn cong hơn. Bệnh Blount phổ biến hơn ở phụ nữ, người Mỹ gốc Phi và trẻ em bị béo phì. Trẻ em bắt đầu biết đi sớm có nguy cơ cao hơn. Một đứa trẻ bình thường nên bắt đầu tự đi lại trong khoảng từ 11 – 14 tháng tuổi.

4. Phương pháp phòng ngừa và xử lý

4.1. Với trẻ dưới 2 tuổi: chưa cần đưa đi khám, chân bé sẽ phát triển thẳng bình thường sau 3-4 tuổi, tuy nhiên bố mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Theo dõi các mốc quan trọng trong quá trình phát triển thể chất của bé xem có bình thường không?
  • 3 tháng kiểm tra tình trạng “vòng kiềng” của chân bé theo cách 2.
  • Bổ sung Vitamin D3, Vitamin K2 và Canxi dự phòng còi xương ở bé để phòng tránh bệnh còi xương ở trẻ. Bổ sung đúng liều và thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Không cho bé tập đi quá sớm.

4.2. Nếu trẻ trên 2 tuổi mà chân bé vẫn vòng kiềng đưa bé đi khám chuyên khoa để được bác sĩ chẩn đoán và thăm khám tìm nguyên nhân => đưa ra phương án xử lý phù hợp.

Inbox trực tiếp qua fanpage của dược sĩ Thu Thảo để được tư vấn trực tiếp nhé các mom!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0888866918