Trẻ biếng ăn, chậm tăng cân sau khi ốm: Nguyên nhân và giải pháp

Tham vấn chuyên môn: BS.CKI Nguyễn Đào Ngọc Loan-  Nguyên Tổ trưởng Tổ Dinh dưỡng – Tiết chế Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch.

Tác giả: Dược sĩ Thu Thảo – nhà thuốc Mẹ và Bé ZKID.

Thông thường sau khi khỏi bệnh khoảng 1 tuần trẻ trẻ sẽ ăn uống lại bình thường. Nếu tình trạng trẻ biếng ăn và chậm tăng cân kéo dài hơn, bố mẹ nên tìm hiểu các nguyên nhân dưới đây và cách khắc phục kịp thời.

1. Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, chậm tăng cân sau ốm

1.1. Bé vẫn chưa khỏi ốm hoàn toàn

Sau cơn sốt, nếu bé vẫn biếng ăn kéo dài chứng tỏ cơ thể bé chưa hoàn toàn hồi phục. Do đó, bố mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị dứt điểm, không nên để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chiều cao, thể trạng và trí tuệ của con trong tương lai.

1.2. Hệ miễn dịch chưa hoàn toàn hồi phục

Sau khi ốm hệ miễn dịch của trẻ suy giảm, cơ thể vẫn còn rất mệt mỏi vì thế trẻ sẽ không chịu ăn, biếng ăn, chán ăn.

1.3. Mẹ cho bé dùng nhiều thuốc kháng sinh khi ốm

Khi bé ốm, mẹ cho bé uống nhiều kháng sinh, hệ quả là mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng khiến trẻ biếng ăn và có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.

1.4. Mẹ kiêng khem cho con quá kỹ

Khi bé bị ốm, nhiều bà mẹ cắt bớt khẩu phần ăn của bé bằng cách không cho bé uống sữa, chỉ cho ăn cháo trắng với muối cho lành khiến cơ thể bé càng ngày càng suy kiệt, không đủ sức đề kháng để chống chọi với bệnh tật. Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị biếng ăn sau khi ốm.

2. Cách khắc phục trẻ biếng ăn, chậm tăng cân sau ốm

Cũng như người lớn, cơ thể bé cần được bồi bổ sau khi trải qua một cơn bệnh. Tuy nhiên, bổ sung dinh dưỡng cho bé cũng cần phải có chế độ hợp lý và khoa học. Hãy cùng điểm lại những lưu ý dưới đây để chăm sóc trẻ một cách tốt nhất nhé.

2.1. Chế độ dinh dưỡng khoa học

– Uống nhiều nước: nước là một thành phần quan trọng trong cơ thể, và đặc biệt khi bị ốm bé lại càng cần bổ sung thêm nhiều nước, nhất là đối với các bé bị sốt, tiêu chảy để bù nước. Ngoài ra các bé bị sổ mũi, viêm đường hô hấp cũng nên bổ sung nhiều nước để thông thoáng đường thở.

– Tăng cường các nhóm thực phẩm giàu chất đạm: cơ thể trẻ sau khi ốm dậy thường sẽ bị suy nhược đi ít nhiều. Các thực phẩm như trứng, sữa, thịt bò, hải sản rất cần thiết trong phục giúp trẻ lấy lại sức khoẻ.

2.2. Tăng cường bổ sung vitamin và kẽm: các vitamin và khoáng chất bé sẽ thường bị mất và thiếu hụt trong giai đoạn ốm do bé ăn kém đi, hoặc tiêu chảy. Vì vậy, bổ sung Vitamin và kẽm cho bé sau ốm là cần thiết, giúp bổ sung phần bị mất trong quá trình bé bị ốm, tăng cường miễn dịch và kích thích ngon miệng.

2.3. Bổ sung các men vi sinh: giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột của bé bị rối loạn do dùng kháng sinh. Ngoài ra, còn giúp kích hoạt enzym tiêu hóa làm việc, từ đó kích thích cơn thèm ăn, ngoài ra nó còn giúp hấp thụ các chất dinh dưỡng và tăng sự ngon miệng,  tạo điều kiện thuận lợi cho việc ăn uống để bồi bổ cơ thể.

2.4. Những lưu ý khi bổ sung dinh dưỡng cho bé sau khi ốm dậy 

– Ăn thức ăn dạng lỏng và ít dầu mỡ: bé vừa ốm dậy chỉ nên ăn các thức ăn dạng lỏng như cháo, súp. Tăng dần độ đặc theo từng ngày đến khi bé khỏi hẳn. Ngoài ra, hạn chế cho bé ăn các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ như chiên xào, hay chứa nhiều đường như bánh kẹo, chúng sẽ khiến trẻ khó tiêu, gây ảnh hưởng đến việc ăn uống bồi bổ cơ thể.

– Không ép bé ăn quá nhiều: các bậc cha mẹ thường có tâm lý muốn trẻ ăn thật nhiều sau khi khỏi bệnh, nhưng điều này hoàn toàn sai lầm. Trẻ vừa ốm dậy cơ thể vẫn còn mệt mỏi, chưa thể quay trở lại chế độ ăn như bình thường. Việc cha mẹ ép bé ăn sẽ khiến trẻ thêm mệt mỏi và không chịu ăn, vô tình làm chậm quá trình phục hồi sau bệnh. Thay vì cho trẻ ăn quá nhiều một lúc, bạn nên chia nhỏ các bữa ăn ra và cho trẻ ăn nhiều lần, mỗi lần một ít.

– Cho trẻ ăn theo yêu cầu: tuỳ vào khẩu vị và mong muốn của bé, mẹ nên lắng nghe và chế biến những món ăn mà trẻ thích. Việc đáp ứng như vậy sẽ giúp trẻ sớm lấy lại được cảm giác thèm ăn.

2.3. Các món ăn bổ sung dinh dưỡng cho bé sau khi ốm dậy tốt nhất

– Cháo lươn: lươn từ lâu được biết đến như một loại thực phẩm bổ dưỡng, với thành phần giàu đạm, bồi bổ khí huyết, chống phong thấp, cháo lươn với dạng lỏng nhưng đầy dưỡng chất là lựa chọn phù hợp để bồi bổ bé vừa ốm dậy.

– Súp gà: gà cũng là một trong những nguyên liệu giàu đạm, bổ sung sắt và các khoáng chất rất tốt cho việc phục hồi người bệnh, đặc biệt là đối với trẻ chán ăn, cảm lạnh hay viêm họng. 

– Súp cà chua sữa: trẻ vừa ốm dậy miệng thường đau rát và đắng ngắt, cà chua nấu với sữa sẽ giúp trẻ lấy lại vị giác, giúp trẻ giảm đau họng, ngoài ra nó còn bổ sung các vitamin các khoáng chất cho trẻ tăng cường sức đề kháng.

– Ngoài ra các mẹ cũng nên cho trẻ uống thêm nước cam, chanh hay nước ép táo ấm. Các loại Vitamin, Kẽm như: Bunavit, men vi sinh Simbio.

Đau ốm là những vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ, hy vọng những chia sẻ về chế độ dinh dưỡng cho bé vừa ốm dậy ở trên sẽ góp phần giúp các mẹ trong việc chăm sóc những thiên thần nhỏ của mình.

Inbox cho Thảo để được tư vấn trực tiếp nhé

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0888866918