Những lưu ý khi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản bố mẹ cần biết

Mỗi khi bước vào mùa mưa, nguy cơ lây lan dịch viêm não Nhật Bản lại tăng cao. Đây là dịch bệnh rất nguy hiểm và có tỉ lệ tử vong cũng như biến chứng lớn. Hiện nay, nhờ phong trào tiêm vắc xin, căn bệnh truyền nhiễm này đã được kiểm soát đáng kể. Nếu bạn chưa biết gì về việc tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản, đừng bỏ qua bài viết này nhé

1. Thực trạng dịch viêm não Nhật Bản tại Việt Nam thời gian gần đây

Dịch viêm não Nhật Bản đã từng hoành hành khắp châu Á và cướp đi nhiều sinh mạng bé nhỏ. Dưới đây là một vài thông tin cơ bản về dịch bệnh nguy hiểm này:

1.1. Viêm não Nhật Bản bắt nguồn từ đâu?

Viêm não Nhật Bản gây ra bởi virus viêm não có tên JEV (Japanese Encephalitis Virus). Trong tự nhiên, loại virus này được tìm thấy nhiều ở các loài động vật hoang dã. Các loài chim hoang và gia súc như lợn,… là ổ chứa nhiều virus nhất. 

Tuy nhiên con người không lây bệnh trực tiếp từ nguồn này mà qua trung gian là muỗi. Virus có trong máu của con vật mang bệnh sẽ do muỗi lây truyền sang con người. Loài muỗi mang virus viêm não Nhật Bản chủ yếu là Culex Tritaeniorhynchus và Culex Vishnui. Hiện nay, các nhà khoa học xác định đây là đường lây truyền viêm não Nhật Bản duy nhất.

Muỗi là vật trung gian lây truyền virus viêm não Nhật Bản

Muỗi là vật trung gian lây truyền virus viêm não Nhật Bản

1.2. Sự nguy hiểm của bệnh viêm não Nhật Bản

So với những bệnh truyền nhiễm khác, viêm não Nhật Bản đặc biệt nguy hiểm. Bởi virus này sẽ tấn công trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương của con người. Có tới hơn 50% số ca mắc viêm não Nhật Bản sẽ để lại di chứng nặng nề. Trong đó bao gồm khả năng bại liệt, liệt nửa người, rối loạn tâm thần, bại não, mất ngôn ngữ,… Tỷ lệ tử vong của bệnh viêm não do JEV gây ra lên tới 20 – 30%.

Nguy hiểm hơn, viêm não Nhật Bản không có triệu chứng rõ ràng trong thời gian ủ bệnh. Các biểu hiện rất dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm não khác. Các duy nhất để xác định tình trạng bệnh là dựa vào kết quả xét nghiệm. Bệnh này cũng chuyển biến xấu rất nhanh. Người bệnh có thể sốt cao dẫn đến co giật, hôn mê chỉ sau vài ngày nhiễm virus. Đây là lý do vì sao việc tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản lại quan trọng đến vậy.

Viêm não Nhật Bản có thể để lại các di chứng nghiêm trọng

Viêm não Nhật Bản có thể để lại các di chứng nghiêm trọng

1.3. Thực trạng dịch viêm não Nhật Bản tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, lượng mưa trung bình tương đối lớn. Đây là điều kiện thích hợp cho các loài muỗi sinh sôi và phát triển. Ở các tỉnh phía Bắc, dịch viêm não Nhật Bản chủ yếu tập trung vào các tháng 5, 6, 7, 8. Ở khu vực miền Trung, Nam, bệnh lưu hành rải rác quanh năm, đặc biệt khu vực đồi núi. Sau khi triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng trong đó có tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản, số ca mắc đã giảm đáng kể.

2. Tìm hiểu về vắc xin phòng chống viêm não Nhật Bản 

Để đối phó với viêm não Nhật Bản, diệt muỗi và giữ vệ sinh nơi ở là rất cần thiết. Tuy nhiên, biện pháp tối ưu nhất là sử dụng vắc xin phòng bệnh.

2.1. Những loại vắc xin viêm não Nhật Bản hiện có trên thị trường

Hiện nay trên thế giới đang có tới 15 loại vắc xin viêm não Nhật Bản. Tại Việt Nam, loại vắc xin được sử dụng phổ biến nhất là Jevax 1ml và Imojev 0.5 ml. 

Trong đó, vắc xin Jevax 1ml thuộc loại vắc xin bất hoạt, được nghiên cứu bởi Đại học Osaka. Vắc xin Jevax 1 ml cần được tiêm đủ 3 mũi mới đạt hiệu quả tốt nhất. Vắc xin Imojev 0.5 ml là vắc xin sống, chỉ cần tiêm một liều duy nhất. Tuy nhiên, vắc xin Imojev 0.5 ml không được sử dụng cho phụ nữ đang mang bầu và không sử dụng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.

WHO khuyến khích tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cho trẻ 12 tháng tuổi trở lên

WHO khuyến khích tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cho trẻ 12 tháng tuổi trở lên

2.1. Thời điểm tốt nhất để tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản 

Trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt là từ 2 – 6 tuổi có nguy cơ mắc viêm não Nhật Bản cao nhất. Theo Bộ Y tế, trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên cần bắt đầu tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản. Lịch tiêm phòng cụ thể như sau:

  • Mũi 1: Từ 12 tháng tuổi trở lên

  • Mũi 2: 1 – 2 tuần sau mũi đầu tiên

  • Mũi 3: 1 năm sau mũi thứ 2

Sau khi tiêm đủ 3 mũi, trẻ em vẫn cần duy trì tiêm nhắc lại sau mỗi 3 năm 1 lần đến khi 15 tuổi. Tuân theo lịch tiêm chủng trên sẽ giúp vắc xin phát huy tối đa hiệu quả phòng bệnh.

3. Lưu ý khi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản

Vắc xin viêm não Nhật Bản được WHO công nhận có độ an toàn cao. Tuy nhiên, bạn nên nắm được một số lưu ý khi tiêm vắc xin này.

Trẻ em trong độ tuổi từ 2 - 6 có nguy cơ cao mắc viêm não Nhật Bản

Trẻ em trong độ tuổi từ 2 – 6 có nguy cơ cao mắc viêm não Nhật Bản

3.1. Phản ứng sau khi tiêm

Tương tự các vắc xin khác, vắc xin viêm não Nhật Bản có thể gây ra một số phản ứng nhẹ. Việc sốt nhẹ hay sưng đau chỗ tiêm là rất bình thường. Tuy nhiên, nếu như sốt cao kéo dài, khó thở, phát ban,… có thể là biểu hiện của sốc phản vệ. Mặc dù tỷ lệ này chỉ 1/1 triệu nhưng sau khi tiêm cần theo dõi kỹ tình trạng của trẻ. Khi các biểu hiện diễn biến xấu cần đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất.

3.2. Thời gian vắc xin viêm não Nhật Bản có hiệu lực

Nếu chỉ tiêm 1 mũi vắc xin sẽ không đủ để cơ thể tạo ra miễn dịch. Ở mũi tiêm thứ 2, sự bảo vệ có thể tăng lên thành 80% và 90 – 95% sau mũi thứ 2. Tuy nhiên, vắc xin viêm não Nhật Bản chỉ có tác dụng trong khoảng 3 năm. Đây là lí do vì sao trẻ cần tiêm nhắc lại tới khi 15 tuổi. Từ 15 tuổi trở đi, cơ thể đã có đủ sức đề kháng để tự bảo vệ bản thân.

3.3. Chất lượng vắc xin viêm não Nhật Bản 

Muốn việc tiêm chủng đạt hiệu quả cao, chất lượng vắc xin cần được đảm bảo. Một trong những cơ sở y tế bạn có thể tin tưởng về vấn đề bảo quản vắc xin là Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Đây là một bệnh viện lớn đã có trên 23 năm kinh nghiệm trong ngành y tế. 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0888866918