Bé bị chảy máu mũi hay còn gọi là chảy máu cam khiến các mẹ thấy khá lo lắng. Tuy nhiên, phần lớn chảy máu cam không phải là vấn đề nghiêm trọng, các mẹ có thể kịp thời xử lý tại nhà nếu có những kiến thức cần thiết.
Chảy máu cam ở trẻ em là gì?
Chảy máu cam (Chảy máu mũi) là hiện tượng chảy máu từ các mô bên trong mũi (màng nhầy mũi) do mạch máu bị vỡ. Từ y học cho chảy máu mũi là chảy máu cam (epistaxis). Hầu hết chảy máu cam ở trẻ em xảy ra ở phần trước của mũi gần với lỗ mũi. Phần mũi này có nhiều mạch máu nhỏ li ti. Những mạch máu này có thể bị tổn thương một cách dễ dàng.
Chảy máu cam có thể trông đáng sợ, nhưng thường không phải là vấn đề nghiêm trọng. Chảy máu cam thường gặp ở trẻ em từ 3 đến 10 tuổi. Thường xuyên hơn ở vùng có khí hậu khô. Chúng cũng xảy ra nhiều hơn trong mùa đông, khi nhiệt độ và không khí khô hanh trong nhà có thể làm khô, nứt và đóng vảy bên trong mũi.
Nguyên nhân nào khiến trẻ bị chảy máu cam?
Chảy máu cam có thể do nhiều nguyên nhân. Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:
- Không khí khô
- Ngoáy mũi
- Xì mũi quá mạnh
- Tổn thương mũi
- Cảm lạnh và dị ứng
- Dị vật trong mũi: Kèm chảy mũi một bên, dịch mũi hôi, nghẹt mũi.
Hầu hết nguyên nhân chảy máu cam là vô căn. Một số nguyên nhân hiếm gặp hơn bao gồm:
- Viêm mũi xoang.
- Một số bệnh lý huyết học.
- U vách ngăn, u xơ vòm mũi họng,…
- Bệnh lý dị dạng mạch máu.
Những trẻ nào có nguy cơ bị chảy máu cam?
Một số trẻ có thể có nguy cơ bị chảy máu cam cao nếu trẻ:
- Sống ở nơi có khí hậu khô
- Thường xuyên có tật ngoáy mũi
- Có tiền sử dị ứng
- Mắc cảm lạnh
Triệu chứng của trẻ bị chảy máu cam
Triệu chứng chính của chảy máu cam là máu chảy nhỏ giọt hoặc chảy thành dòng ra từ mũi. Máu chảy từ màng nhầy ở phía trước mũi chỉ xuất phát từ một lỗ mũi. Nếu máu chảy từ vị trí cao hơn trong khoang mũi máu có thể chảy ra từ cả hai lỗ mũi. Trẻ có thể không cảm thấy đau. Nhưng đa số trẻ sẽ cảm thấy đau do tổn thương mô bên trong mũi.
Từ triệu chứng chảy máu cam khó có thể xác định được nguyên nhân. Vì vậy, nếu cần thiết hãy đưa trẻ đến những trung tế y tế gần nhất để được chẩn đoán và tư vấn.
Làm thế nào để chẩn đoán chảy máu cam ở trẻ em?
Để biết được nguyên nhân gây chảy máu cam, mẹ hãy đưa trẻ đến những trung tế y tế gần nhất để được chẩn đoán và tư vấn. Thường các bác sĩ sẽ tìm hiểu tiền sử chấn thương và các bệnh có sẵn của bé để đưa ra những chẩn đoán và có thể đưa trẻ làm một số kiểm tra để xác định chính xác nguyên nhân.
Cách xử trí chảy máu cam ở trẻ em như thế nào?
- Giữ trẻ bình tĩnh và thoải mái.
- Cho trẻ ngồi và hơi nghiêng người về phía trước. Đừng để trẻ nằm xuống. Điều này là để ngăn cho bé nuốt máu. Nuốt máu có thể khiến trẻ bị nôn. Tránh để cho trẻ ngồi xổm dựa đầu vào giữa hai đầu gối. Điều này có thể làm cho tình trạng chảy máu cam trở nên tệ hơn.
- Nhắc trẻ thở ra bằng miệng. Nhẹ nhàng kẹp lỗ mũi đóng lại bằng hai ngón tay trong 5 đến 10 phút. Nếu máu vẫn chưa dừng chảy, hãy tiếp tục kẹp lỗ mũi trong một khoảng thời gian ngắn nữa.
- Chườm lạnh lên sống mũi. Tránh tuyệt đối việc nhét khăn giấy hoặc gạc vào mũi của bé.
- Nếu máu không ngừng chảy, hãy lặp lại các bước trên một lần nữa.
- Khi máu ngừng chảy, hãy dặn bé không được xoa, ngoáy hoặc xì mũi trong vòng 2 đến 3 ngày. Điều này sẽ tránh khiến mạch máu tổn thương một lần nữa và có thời gian để có thể lành lại.
Nếu mũi của con bạn không ngừng chảy máu, hãy đưa con đến trung tâm y tế gần nhất. Trong một số trường hợp, các trung tâm y tế có các kỹ thuật áp dụng nhiệt để đóng mạch máu. Kỹ thuật này được gọi là cauterization. Kỹ thuật này được tiến hành rất nhanh chóng. Tuy nhiên, các mẹ hãy nhớ hỏi và cân nhắc với các bác sĩ trước khi tiến hành bất cứ thủ thuật nào.
Làm thế nào mẹ có thể giúp ngăn ngừa chảy máu cam ở trẻ?
Nếu trẻ bị chảy máu cam thường xuyên, các mẹ có thể giúp ngăn ngừa chúng bằng những cách sau:
- Sử dụng máy phun sương hoặc máy điều hòa không khí tạo độ ẩm phun sương mát mẻ trong phòng của trẻ bạn vào ban đêm, nếu không khí trong nhà của bạn quá khô. Vệ sinh máy tạo ẩm thường xuyên để vi trùng và nấm mốc không phát triển trong đó tạo điều kiện gây các bệnh dị ứng khác.
- Hướng dẫn, dạy trẻ không ngoáy mũi hoặc xì mũi quá mạnh.
- Vệ sinh mũi cho trẻ: Có thể vệ sinh mũi cho trẻ khoảng 1 – 2 lần / tuần bằng nước muối sinh lý để ngừa các bệnh về xoang. Không nên lạm dụng cách này vì có thể làm mất đi chất nhầy tự nhiên phủ ở niêm mạc mũi khiến trẻ càng dễ bị khô mũi, nhiễm khuẩn, gây tổn thương niêm mạc mũi.
- Giữ ẩm cho mũi trẻ bằng cách bôi vaseline vào phần trước của vách mũi và cho trẻ uống đủ nước để cân bằng độ ẩm của cơ thể với môi trường bên ngoài.
- Đưa trẻ đến các trung tâm y tế để được tham khảo các khuyến cáo của chuyên gia nếu trẻ có tiền sử bệnh dị ứng có thể dẫn đến chảy máu cam.
- Tuyệt đối không hút thuốc và không để trẻ trong môi trường có nhiều khói thuốc, bụi độc hại.
Khi nào mẹ nên đưa trẻ đến trung tâm y tế?
Ngay lập tức đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất nếu:
- Bé chảy máu cam liên tục và không thể ngừng sau khi đã thực hiện những biện pháp cầm máu tại nhà.
- Bé bị tái chảy máu cam liên tục
- Bé bị thương ở đầu hoặc mặt
- Chảy nhanh và nhiều máu trong thời gian ngắn.
- Trẻ cảm thấy yếu, choáng vàng, khó thở thậm chí ngất
- Trẻ có chảy máu từ các vị trí khác trên cơ thể, chẳng hạn như trong phân, nước tiểu hoặc nướu răng-lợi, hoặc da dễ bị bầm tím
- Có dị vật bị kẹt trong mũi của trẻ
- Trẻ đang mắc các bệnh lý khác ảnh hưởng tới chức năng đông máu như bệnh gan, bệnh thận, bệnh hemophilia,…
Những điểm chính cần chú ý trong bài viết
- Chảy máu cam là hiện tượng chảy máu từ các mô bên trong mũi (màng nhầy mũi) do mạch máu bị vỡ.
- Chảy máu cam có thể trông đáng sợ, nhưng thường không phải là vấn đề nghiêm trọng. Chảy máu cam thường gặp ở trẻ em. Chúng xảy ra thường xuyên hơn ở vùng khí hậu khô. Chúng cũng xảy ra nhiều hơn trong mùa đông, khi nhiệt độ và không khí khô hanh trong nhà có thể làm khô, nứt và đóng vảy bên trong mũi.
- Chảy máu cam có thể do nhiều nguyên nhân, phổ biến nhất là do không khí khô, trẻ có tật ngoáy mũi và dị ứng. Một số nguyên nhân hiếm gặp hơn là những bệnh nghiêm trọng. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, không tìm thấy nguyên nhân cụ thể nào gây chảy máu mũi.
- Giữ trẻ bình tĩnh và thoải mái.
- Cho trẻ ngồi và hơi nghiêng người về phía trước. Đừng để trẻ nằm xuống. Điều này là để ngăn cho bé nuốt máu. Nuốt máu có thể khiến trẻ bị nôn. Tránh để cho trẻ ngồi xổm dựa đầu vào giữa hai đầu gối. Điều này có thể làm cho tình trạng chảy máu cam trở nên tệ hơn.
- Nhắc trẻ thở ra bằng miệng. Nhẹ nhàng kẹp lỗ mũi đóng lại bằng hai ngón tay trong 5 đến 10 phút. Nếu máu vẫn chưa dừng chảy, hãy tiếp tục kẹp lỗ mũi trong một khoảng thời gian ngắn nữa.
- Chườm lạnh lên sống mũi. Tránh tuyệt đối việc nhét khăn giấy hoặc gạc vào mũi của bé.
- Nếu máu không ngừng chảy, hãy lặp lại các bước trên một lần nữa.
- Khi máu ngừng chảy, hãy dặn bé không được xoa, ngoáy hoặc xì mũi trong vòng 2 đến 3 ngày. Điều này sẽ tránh khiến mạch máu tổn thương một lần nữa và có thời gian để có thể lành lại.
- Chạy máy tạo độ ẩm phun sương mát mẻ trong phòng của trẻ vào ban đêm, nếu không khí trong nhà quá khô. Dạy trẻ không được ngoáy mũi hoặc xì mũi quá mạnh.
Dược sỹ ZKID PHARMA 100% trình độ đại học sẵn sàng tư vấn từ xa
Fanpage: https://www.facebook.com/ZKIDPharma
Hotline: 08 888 66 918
Website: https://www.zkidpharma.com/
️ Shopee: https://shopee.vn/ds.thuthao
———————————-
ZKID PHARMA – Tốt Từ Tâm
Địa chỉ: 161 Đặng Tiến Đông, Đống Đa, Hà Nội