Cơ thể của bạn trải qua một loạt các thay đổi trong suốt thai kỳ, dần dần sẽ xuất hiện các triệu chứng như căng tức ngực trong ba tháng đầu hay bị đau lưng trong trong tháng thứ 3 thai kỳ. Đối với những người sắp làm cha mẹ, những triệu chứng thai kỳ này có thể khiến bạn lo lắng hoặc mong đợi.
Mặc dù mỗi người và mỗi lần mang thai là khác nhau, nhưng có một số triệu chứng phổ biến hơn những triệu chứng khác. Hãy sử dụng danh sách các triệu chứng thai kỳ theo tuần này để chuẩn bị cho những gì có thể sẽ xảy ra trước mắt, nhưng đừng lo lắng quá nếu thai kỳ của bạn không tuân theo những mốc thời gian chính xác trong danh sách. Cũng giống như cuộc sống. việc mang thai có thể không thể đoán trước chính xác hòa toàn được. Tuy nhiên, nếu bạn có thắc mắc hoặc lo lắng về các triệu chứng của mình, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn chăm sóc tiền sản.
Tuần 1
Vì các bác sĩ tính ngày dự sinh của bạn từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng, nên tuần đầu tiên bắt đầu bằng ngày bắt đầu của kỳ kinh cuối cùng trước khi bạn thụ thai. Điều đó có nghĩa là bạn chưa hẳn là đang mang thai. Tuy nhiên, bạn có thể trải qua các triệu chứng kinh nguyệt điển hình bao gồm chảy máu, chuột rút, đau tức ngực, thay đổi tâm trạng, v.v.
Tuần 2
Sự rụng trứng thường xảy ra vào tuần thứ hai. Buồng trứng của bạn sẽ phóng thích một quả trứng trưởng thành đi vào ống dẫn trứng, nơi nó sẽ được thụ tinh với tinh trùng. Các triệu chứng của ngày rụng trứng có thể bao gồm đau bụng dưới co giật (mittelschmerz) , căng tức vú, tiết dịch nhầy âm đạo và tăng nhiệt độ cơ thể.
Trong tuần thứ ba, trứng đã thụ tinh sẽ làm tổ vào niêm mạc tử cung. Một số người sẽ có triệu chứng bị đau quặn bụng nhẹ hoặc âm đạo chảy máu nhẹ. Gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn có triệu chứng chảy nhiều máu hoặc đau dữ dội; điều này có thể cho thấy dấu hiệu mang thai ngoài tử cung nơi phôi làm tổ bên ngoài tử cung (thường là trong ống dẫn trứng).
Tuần 4
Tại thời điểm này bạn có thể thử thai tại nhà và cho kết quả dương tính sớm nhất. Các triệu chứng như căng ngực, là một dấu hiệu mang thai sớm nhất ở một số người, bạn có thể thấy áo ngực của bạn khó chịu hơn vào thời điểm này. Một số trường hợp cũng có cảm giác khó chịu về khứu giác hoặc vị giác, mệt mỏi, táo bón, đầy hơi và thay đổi tâm trạng. Nhưng đừng lo lắng nếu bạn không có bất kỳ triệu chứng mang thai nào; có thể chúng mất thêm vài tuần để xuất hiện.
Tuần 5
Sự thay đổi tâm trạng do hormone gây ra có thể mang lại nhiều cảm giác khó chịu bắt đầu từ tuần thứ năm. Cảm xúc của bạn có thể thay đổi thất thường từ vui vẻ, chán nản đến tức giận mà không có lý do gì có thể hình dung được. Các triệu chứng khác của thai kỳ sớm – như mệt mỏi, căng tức ngực và thậm chí là buồn nôn – cũng có thể xuất hiện sớm.
Tuần 6
Đối với một số người, tuần thứ sáu mang đến một trong những triệu chứng thai kỳ khó chịu nhất: ốm nghén (mặc dù nó có thể bắt đầu muộn hơn trong thai kỳ của bạn hoặc sớm hơn thế). Khứu giác trở nên nhạy cảm hơn có thể làm trầm trọng thêm cảm giác buồn nôn này, chúng tạo tiền đề cho cảm giác thèm ăn và chán ghét một số loại thức ăn. Ốm nghén có thể kéo dài đến tam cá nguyệt thứ hai, vì vậy tốt nhất bạn nên tìm cách đối phó ngay từ bây giờ, chẳng hạn như chia thành các bữa ăn nhỏ hơn, đeo băng tay bấm huyệt và tránh các loại thực phẩm gây khó chịu.
Tuần 7
Đi tiểu thường xuyên là một triệu chứng thai kỳ sớm khác. Nguyên nhân là do một số yếu tố: hormone thai kỳ hCG, lương nước trong cơ thể tăng, thận của bạn cần hoạt động nhiều hơn để loại bỏ chất thải, và cuối cùng, thai nhi đang phát triển chèn ép bàng quang.
Tuần 8
Đối với nhiều người, các triệu chứng mang thai lúc này xuất hiện nhiều hơn: buồn nôn, căng tức ngực, mệt mỏi, đi tiểu thường xuyên, thay đổi tâm trạng, đầy hơi, v.v. Một triệu chứng thai kỳ bất thường khác là tiết nhiều nước bọt trong miệng, đôi khi kéo dài đến cuối tam cá nguyệt đầu tiên. Đau đầu cũng phổ biến một phần là nhờ sự gia tăng nội tiết tố.
Tuần 9
Bạn có biết rằng mang thai có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bạn? Các hormone thai kỳ có thể thay đổi nhu động của ruột , khiến chúng di chuyển chậm hơn bình thường. Nhiều người bị táo bón và chướng bụng đầy hơi, ngoài ra còn có cảm giác buồn nôn kèm theo ốm nghén. Ngoài ra, khi em bé của bạn lớn lên, hệ tiêu hóa của bạn càng hoạt động chậm lại, vì vậy hãy nói chuyện với bác sĩ về thuốc làm mềm phân nếu cần.
Tuần 10
Bạn có thể sẽ trở nên hồng hào và xinh đẹp hơn trong tam cá nguyệt đầu tiên, nhưng cũng có thể thường xuyên bị mụn trứng cá do hormone thay đổi. Bạn cũng sẽ nhận thấy ngực và bụng to lên rõ rệt mỗi tuần.
Tuần 11
Em bé lớn dần có thể gây ra đau nhức và chuột rút xung quanh bụng của bạn. Đau dây chằng tròn này có thể gây khó chịu nhẹ hoặc rất đau. Bạn cũng có thể thấy có dịch trong suốt hoặc màu kem (được gọi là bạch cầu) trong quần lót báo hiệu cơ thể bạn đang cố gắng loại bỏ vi khuẩn, đây là điều bình thường khi mang thai.
Tuần 12
Bạn có biết rằng lượng máu cơ thể bạn tăng khoảng 50 phần trăm khi mang thai? Điều đó sẽ gây một số triệu chứng như các tĩnh mạch nổi rõ trên da, đặc biệt dễ nhận thấy ở những người có da màu sáng hơn.
Tuần 13
Khi bạn gần cuối tam cá nguyệt đầu tiên, nhiều triệu chứng mang thai sớm sẽ giảm bớt. Tuy nhiên, bạn có thể bắt đầu nhận thấy rằng bạn cảm thấy chóng mặt suốt cả ngày. Bạn có thể không cần lo lắng quá vì đó chỉ là triệu chứng của sự thay đổi nội tiết tố, giảm lưu lượng máu và giảm huyết áp. Giảm nhẹ các triệu chứng bằng cách hít thở sâu với đầu đặt giữa hai đầu gối và từ từ thay đổi tư thế.
Tuần 14
Bạn đã chính thức bước vào giai đoạn 3 tháng thứ hai của thai kỳ, giai đoạn được cho là “dễ chịu nhất”. Nhiều người cho biết cảm giác thèm ăn tăng lên, cơ thể nhiều năng lượng và ham muốn tình dục cao hơn trong vài tuần tới. Nếu bạn có những triệu chứng như vậy, hãy tận dụng lợi thế của tam cá nguyệt thứ 2 này bằng cách bắt đầu tạo một thói quen thể dục hợp lý.
Tuần 15
Tam cá nguyệt thứ hai cũng có thể xuất hiện một vài triệu chứng lạ. Bạn có thể bị nghẹt mũi (do tăng lượng máu trong màng nhầy), chuột rút ở chân và nướu nhạy cảm. Khi tăng hormone relaxin ảnh hưởng tới dây chằng của bạn, bạn cũng có thể cảm thấy vụng về hơn trong giai đoạn này của thai kỳ.
Tuần 16
Khoảng 90% phụ nữ mang thai bị sạm da quanh núm vú, đùi trong, nách và rốn. Đôi khi, vết thâm còn kéo dài đến má và mũi (được gọi là “mặt nạ của thai kỳ”) – đặc biệt rõ rệt nếu bạn có nước da sẫm màu.
Tuần 17
Đau lưng rất phổ biến trong khoanrgt thời gian này. Và nếu bạn cảm thấy đãng trí hơn bình thường, hãy đổ lỗi cho hiện tượng gọi là “não bộ thai nghén” mà nhiều người từng trải qua. Thêm vào đó, nhiều mẹ bầu bắt đầu cảm thấy con mình đạp trong khoảng từ tuần 16 đến 25, vì vậy hãy chú ý theo dõi.
Tuần 18
Lúc này, bụng của bạn đã lớn rõ rệt và ngực của bạn đã bắt đầu tăng kích thước để chuẩn bị tạo sữa cho con bú. Cân nặng của bạn cũng sẽ thường xuyên tăng cho đến khi sinh (thường khoảng 1 pound mỗi tuần). Các vết rạn da cũng có thể xuất hiện, từ bụng đến hông và ngực của bạn. Thậm chí kích thước bàn chân có thể tăng lên khi mang thai.
Tuần 19
Trong tam cá nguyệt thứ hai, một số bà bầu sẽ có triệu chứng ợ chua. Điều này là do các hormone thai kỳ làm giãn các cơ của cơ thắt thực quản dưới (LES) của bạn. Nếu bạn gặp phải triệu chứng khó chịu này, hãy thử ăn các bữa ăn nhỏ hơn, giữ tư thế thẳng sau khi ăn và tránh bất cứ thực phẩm gì có tính axit, dầu mỡ hoặc chua cay. Táo bón cũng có thể xảy ra khi thai nhi đang phát triển chèn ép vào ruột của bạn.
Tuần 20
Bây giờ, thai nhi của bạn có thể sẽ di chuyển rất nhiều. Những cú đá đầu tiên có cảm giác như xốn xang trong bụng. Các triệu chứng thai kỳ thường gặp trong thời gian này là chuột rút ở chân, sưng phù ở bàn tay và bàn chân, khô mắt, giãn tĩnh mạch và khó ngủ.
Tuần 21
Mặc dù bạn có thể đã bị đau dây chằng tròn một thời gian, nhưng nó có xu hướng tăng lên khi thai nhi lớn lên. Bạn có thể cảm thấy đau nhói ở hông, bẹn và bụng khi chúng căng ra theo thai nhi đang phát triển của bạn. Thai nhi phát triển cũng có thể gây áp lực chèn ép lên phổi của bạn, gây ra tình trạng khó thở .
Mang thai thường khiến tóc dày hơn, bóng hơn và móng tay mọc nhanh nhờ progesterone tăng lên và cơ thể bạn dự trữ thêm các chất dinh dưỡng (vì vậy đừng quên tiếp tục bổ sung vitamin trước khi sinh). Bạn cũng có thể bị khô và kích ứng da trên bụng, vì nó liên tục bị kéo căng.
Tuần 23
Chiếc bụng ngày càng lớn của bạn có thể khiến rỗn bạn lồi ra, nhưng hãy yên tâm là nó sẽ trở lại trạng thái bình thường sau khi sinh. Trong thời gian này, bạn có thể sẽ tiếp tục đối mặt với chứng chuột rút ở chân, mù mờ, đau lưng, tăng tiết dịch âm đạo, táo bón, đau đầu, rạn da và các triệu chứng mang thai 3 tháng giữa khác .
Tuần 24
Trong khi một số người mang thai vẫn có ham muốn tình dục cao, những người khác lại nhận thấy ham muốn tình dục đang giảm dần. Họ có thể cảm thấy quá đau và mệt mỏi để làm việc đó. Các triệu chứng mang thai khác bao gồm ngứa ran ở tay và chảy máu nướu răng, cũng như ngáy và tăng cân khi mang thai.
Tuần 25
Bàn tay và ngón tay của bạn có thể cảm thấy ngứa ran, đó làhội chứng ống cổ tay. Hội chứng này khi mang thai, thường là kết quả của tình trạng sưng và giữ nước bình thường. Cảm giác tê này sẽ biến mất sau khi bạn sinh con. Trong thời gian đang mang thai, hãy tránh ngủ đè trên tay và cố gắng lắc cổ tay trong suốt cả ngày.
Tuần 26
Giấc ngủ có thể không đến dễ dàng khi bạn gần đến tam cá nguyệt thứ ba, cho dù đó là do lo lắng, chuột rút ở chân, đi tiểu thường xuyên hoặc cảm giác khó chịu chung. Bạn cũng có thể bị ngứa ở tay và chân. Ngứa nhẹ thường lành tính và có thể được điều trị bằng thuốc kháng histamine, thuốc mỡ hoặc kem dưỡng da. Tuy nhiên, ngứa dữ dội có thể báo hiệu một chứng rối loạn gan được gọi là ứ mật khi mang thai cần được chăm sóc y tế.
Tuần 27
Như thể đau lưng và chuột rút ở chân chưa đến mức tồi tệ, một số người còn có thể mắc bệnh trĩ trong tam cá nguyệt thứ hai. Các tĩnh mạch sưng, ngứa nổi lên trong trực tràng do lưu lượng máu và áp lực tăng lên, và chúng có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn khi có căng thẳng thường kèm theo táo bón. Giảm đau và chảy máu do trĩ bằng cách chườm đá, ngâm mình trong bồn tắm.
Tuần 28
Chào mừng đến với tam cá nguyệt thứ ba. Bạn có thể bắt đầu cảm thấy kiệt sức về thể chất và nói chung là không thoải mái. Nhức mỏi và đau nhức là điều bình thường, và một số người có thể sẽ bị rối loạn chức năng xương mu (SPD), xảy ra khi các dây chằng xung quanh xương mu trở nên mềm và không ổn định.
Tuần 29
Khi cơ thể thay đổi chuẩn bị cho em bé bú sau khi sinh, bạn có thể nhận thấy sữa non màu vàng chảy ra từ vú của mình. Chất lỏng này đóng vai trò là tiền chất của sữa mẹ trưởng thành.
Tuần 30
Nếu bạn bị ngứa, sưng tấy, đau nhức và ợ chua thì có lẽ tình trạng này vẫn chưa thuyên giảm. Nếu bạn bị rạn da như phần lớn những người đang mang thai, chúng có thể cũng đang ngày càng trở nên rõ rệt hơn. Bạn sẽ không thể ngăn chặn được những vệt rạn da màu đỏ, hồng, tím hoặc thậm chí nâu sẫm này – trên thực tế, chúng thường được xác định nguyên nhân về mặt di truyền – nhưng chúng sẽ mờ đi đáng kể theo thời gian.
Tuần 31
Có lẽ bạn có thể đã rất vui mừng khi các triệu chứng mang thai ba tháng đầu đã trôi qua, nhưng bây giờ một số trong số chúng có thể sẽ quay trở lại. Đối với một số người, các triệu chứng thai kỳ này có thể chưa bao giờ rời đi. Ví dụ, vú của bạn có thể mềm trở lại khi chúng bắt đầu sản xuất sữa non; nhưng bạn vẫn có thể sẽ phải đi tiểu thường xuyên do áp lực của tử cung lên bàng quang; và bạn có thể trở nên cực kỳ kiệt sức chỉ sau một chút hoạt động thể lực nhỏ.
Tuần 32
Sau 20 tuần của thai kỳ, cơ thể bạn có thể tạo ra các cơn co thắt “giả” được gọi là Braxton Hicks. Chúng được đặc trưng bởi sự cứng hoặc co thắt chặt của tử cung và chúng đến thường xuyên hơn khi thai kỳ tiến triển. Các cơn co thắt Braxton Hicks thường kéo dài từ 30 giây đến hai phút và chúng sẽ dừng lại nếu bạn thay đổi tư thế. Mặc dù bạn nhận thấy có thể là Braxton Hicks, hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn cảm thấy các cơn co thắt ngày càng mạnh và thường xuyên hơn, vì đó có thể là dấu hiệu của chuyển dạ sinh non.
Tuần 33
Em bé của bạn ngày càng lớn hơn và chúng vẫn đang ép vào các cơ quan nội tạng của bạn. Nó sẽ gây ra chèn ép bàng quang gây tiểu tiện không tự chủ, khó thở, ợ chua và cảm giác khó chịu nói chung.
Tuần 34
Bạn sắp đến ngày sinh nở, bạn có thể nhận thấy thai nhi dần tí chuyển động hơn khi em bé của bạn lớn lên và chuẩn bị sinh, nhưng hãy luôn liên hệ với bác sĩ nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào hoặc nhận thấy em bé chuyển động ít hơn đáng kể.
Tuần 35
Khi chuyển dạ nhanh chóng đến gần, bạn sẽ nhận thấy các cơn co thắt Braxton Hicks trở nên thường xuyên hơn. Hãy đảm bảo rằng bạn biết cách phân biệt những cơn đau giả này với những cơn co thắt thực tế. Sự tăng cân của bạn cũng có thể bắt đầu ổn định vào khoảng tuần 35 và nhiều người nhận thấy rằng có chứng mất ngủ xuất hiện.
Tuần 36
Khoảng hai đến bốn tuần trước khi sinh, em bé của bạn sẽ bắt đầu “di chuyển” xuống khung xương chậu phía dưới của bạn. Sự di chuyển này có thể giảm bớt áp lực lên các cơ quan nội tạng của bạn, giúp bạn thở dễ dàng hơn.
Tuần 37
Vị trí mới của đứa con nhỏ của bạn có thể dẫn đến khó chịu ở vùng chậu và tăng áp lực vùng bụng. Bạn có thể nhận thấy một ít máu sau khi quan hệ tình dục, nhưng bạn không nên lo lắng: Đây có thể là kết quả của việc cổ tử cung nhạy cảm và dần mở rộng của bạn. Tuy nhiên, hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn đang chảy nhiều máu vì điều này có thể cho thấy nhau thai có vấn đề.
Tuần 38
Vào khoảng tuần 37 hoặc 38, hầu hết những người mang thai đều mất nút nhầy . Nút nhầy chặn lỗ mở cổ tử cung để bảo vệ em bé khỏi vi trùng. Nó thường được tiết ra bất cứ nơi nào từ vài ngày đến vài tuần trước khi chuyển dạ, và nó trông giống như dịch tiết đặc sệt màu hồng hoặc nhuốm máu.
Tuần 39
Nếu vỡ nước ối, bạn có thể nhận thấy chất lỏng chảy ra hoặc nhỏ giọt chậm từ âm đạo. Các dấu hiệu chuyển dạ ban đầu khác bao gồm các cơn co thắt thường xuyên, áp lực vùng chậu, đau lưng âm ỉ và cảm giác bồn chồn. Chuyển dạ sớm có xu hướng kéo dài hàng giờ. Nhiều bác sĩ khuyên các bậc cha mẹ lần đầu tiên sinh con nên đợi giai đoạn này hết và đến bệnh viện khi các cơn co thắt xuất hiện sau mỗi bốn hoặc năm phút, kéo dài một phút và tiếp tục như vậy trong một giờ (4-1-1 hoặc 5-1 -1).
Tuần 40
Bạn có thể sẽ tiếp tục gặp phải các triệu chứng khi mang thai như mất ngủ, sưng phù, đi tiểu thường xuyên và khó chịu vùng chậu cho đến khi sinh em bé.
Tuần 41
Sau 40 tuần, em bé của bạn có thể coi là đã qua ngày dự sinh , nhưng trong hầu hết các trường hợp, điều này hoàn toàn ổn và nó thực sự khá phổ biến. Mặc dù vậy, em bé sinh quá ngày có thể gây ra một số lo lắng và bồn chồn cho mẹ, nhưng hãy chờ đợi ở đó và theo dõi các dấu hiệu chuyển dạ.
Tuần 42
Hầu hết trẻ sơ sinh được sinh trong vòng hai tuần kể từ ngày dự sinh (trước hoặc sau). Vì vậy, mặc dù đến tuần 42 không hiếm nhưng nếu bác sĩ lo ngại, họ có thể đề nghị kích thích chuyển dạ..
ZKID PHARMA – chuyên gia sức khỏe Mẹ&Bé.
Đến với hệ thống ZKID PHARMA, mẹ sẽ được:
- Tư vấn tận tình, chính xác từ 100% dược sĩ Đại Học.
- Hoàn tiền 111% nếu phát hiện hàng giả, kém chất lượng.
- Theo dõi sát sao hiệu quả điều trị, tư vấn sau mua hàng chu đáo, rõ ràng.
Dược sỹ ZKID PHARMA 100% trình độ đại học sẵn sàng tư vấn từ xa
Fanpage: https://www.facebook.com/ZKIDPharma
Hotline: 08 888 66 918
Website: https://www.zkidpharma.com/
️ Shopee: https://shopee.vn/ds.thuthao
———————————-
ZKID PHARMA – Tốt Từ Tâm
Địa chỉ: 161 Đặng Tiến Đông, Đống Đa, Hà Nội