Vì sao bé vẫn mãi biếng ăn, chậm tăng cân?

biếng ăn

Tình trạng trẻ biếng ăn, lười ăn, chậm tăng cân và hay ốm vặt xảy ra khá phổ biến, bởi vậy các bậc cha mẹ thường xuyên phải lo lắng tìm các biện pháp để khắc phục cho con mình. Hãy cùng tham khảo bài viết này để tìm hiểu những nguyên nhân nào gây nên tình trạng biếng ăn, chậm tăng cân ở trẻ nhé.

Nguyên nhân trẻ biếng ăn, chậm tăng cân

Trẻ biếng ăn chủ yếu được phân chia thành 3 dạng: biếng ăn tâm lý (trẻ sợ hãi mỗi khi ăn do bị la mắng, thúc ép, buộc ăn nhiều…), biếng ăn bệnh lý (xảy ra khi trẻ bị bệnh khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn) và biếng ăn sinh lý (thường xuất hiện khi trẻ bước vào một giai đoạn biến đổi về thể chất theo chu kỳ phát triển tự nhiên, chẳng hạn như trẻ mọc răng, tập lẫy, tập đi…). Nếu trẻ biếng ăn sinh lý thì sẽ thường khỏi tự nhiên sau 7-10 ngày mà không cần can thiệp gì. Tuy nhiên nếu trẻ biếng ăn kéo dài thì cha mẹ cần chú ý tránh để xảy ra những hậu quả nghiêm trọng. Trong trường hợp biếng ăn bệnh lý thì cần phải điều trị khỏi bệnh nền, bệnh khỏi thì trẻ sẽ hết biếng ăn.

Biếng ăn có nhiều mức độ: trẻ ăn ít hơn bình thường, chỉ ăn một vài loại thức ăn hoặc nặng hơn là không chịu ăn, sợ hãi, nôn trớ khi nhìn thấy thức ăn.

Khi trẻ biếng ăn, nguồn dưỡng chất nạp vào mỗi ngày không đáp ứng đủ nhu cầu phát triển, trong đó bao gồm cả những vi chất dinh dưỡng quan trọng: thiếu vitamin A khiến mắt khô; thiếu vitamin B1 có thể gây tê phù; thiếu sắt có nguy cơ gây thiếu máu; thiếu vitamin D, canxin có thể gây bệnh còi xương… Đây cũng chính là con đường ngắn nhất dẫn đến bệnh suy dinh dưỡng, giảm đề kháng ở trẻ. Tình trạng phổ biến thường gặp ở các phòng khám dinh dưỡng là những trẻ có chỉ số thấp bé, nhẹ cân hơn trẻ cùng độ tuổi hầu hết là các trẻ biếng ăn.

Biếng ăn sinh lý

Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng biếng ăn, chậm tăng cân của nhiều mẹ, khiến nhiều mẹ lo lắng vì con mình bỗng dưng “kén ăn”, kể cả với những món yêu thích. Nhưng thực tế, đây là tình trạng hoàn toàn bình thường đối với trẻ từ 1 đến 6 tuổi. Thời gian biếng ăn sinh lý của trẻ thường chỉ diễn ra trong 1,2 ngày hoặc kéo dài đến 1-2 tuần tùy theo giai đoạn. Chúng có thể diễn ra nhiều lần hoặc lặp đi lặp lại trong suốt quá trình phát triển, biến đổi thể chất tự nhiên của trẻ: mới mọc răng, tập ăn dặm, tập nói, tập đi…

Một số giai đoạn phát triển trẻ thường mắc chứng biếng ăn sinh lý:

  • 3-4 tháng tuổi: Thời kỳ trẻ tập lẫy, ngóc đầu.
  • 6 tháng tuổi: Giai đoạn trẻ tập ăn dặm, khoảng thời gian bé được chuyển sang một chế độ ăn mới, được làm quen với nhiều loại thực phẩm mới.
  • 9-10 tháng: Trẻ bắt đầu tập đi.
  • 16-18 tháng: Trẻ mải mê khám phá thế giới xung quanh nên tỏ ra hờ hững với bữa ăn.
  • Giai đoạn trẻ bắt đầu đi nhà trẻ (thường là 2-3 tuổi): Việc thay đổi môi trường sinh hoạt, chế độ ăn uống khiến trẻ sinh ra biếng ăn.

Một số dấu diệu nhận biết tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ là:

  • Đối với trẻ bú mẹ, trẻ đột nhiên bú ít hơn bình thường, ít hoặc không thức dậy bú vào ban đêm, thời gian mỗi cữ bú ngắn hơn mọi khi, không chủ động đòi bú, thậm chí từ chối bú mẹ.
  • Với trẻ ăn dặm hoặc ăn cơm, bé chỉ ăn một số món nhất định, không chịu thử món mới.
  • Bé thường xuyên bỏ bữa, nếu có ăn cũng chỉ ăn rất ít.
  • Bé quấy khóc khi ăn, hay ngậm hoặc phun thức ăn.
  • Bé nghịch ngợm, hiếu động, thích tìm tòi khám phá mọi thứ mà ngó lơ món ăn.
  • Bé bỗng nhiên đứng cân hoặc sụt cân dù không bị bệnh.
  • Bé chán ăn dù mẹ đã chịu khó thay đổi món ăn, chế biến những món ăn bé thích.
  • Bé không mắc bất kỳ bệnh lý nào, vẫn vui chơi bình thường nhưng vẫn lười ăn.

Nhìn chung, biếng ăn sinh lý không để lại hậu quả nghiêm trọng. Đa phần sau khi cơ thể đã thích nghi được với các giai đoạn chuyển đổi, trẻ sẽ trở lại ăn uống bình thường. Tuy nhiên cha mẹ lưu ý nếu biếng ăn sinh lý kéo dài quá 1 tháng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ, lúc này cần có sự theo dõi sát sao và hướng xử lý phù hợp.

Một số cách xử trý biếng ăn sinh lý ở trẻ: 

  • Tăng số bữa trong ngày, giảm lượng trong từng bữa để rút ngắn thời gian mỗi bữa ăn mà vẫn đảm bảo lượng dinh dưỡng cho bé.
  • Ưu tiên chọn những món ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa như canh, cháo, súp, cơm nát ăn với trứng, cá… đặc biệt là các món mà ngày thường bé thích ăn.
  • Trang trí món ăn bắt mắt, ngộ nghĩnh để kích thích vị giác trẻ
  • Tăng lượng sữa và các bữa ăn phụ nếu bé không ăn nhiều trong bữa chính. Một số thực phẩm thích hợp làm bữa phụ là phô mai, sữa chua, bánh quy, trái cây, bánh flan…
  • Cho bé ngồi ăn chung với gia đình, không chiều theo sở thích ăn rong hoặc xem tivi trong lúc ăn của trẻ. Liên tục đưa ra lời động viên, khuyến khích trẻ.
  • Nếu đã áp dụng đủ biện pháp mà chứng biếng ăn sinh lý ở trẻ không bị đẩy lùi, mẹ cũng đừng sốt ruột mà cố ép con ăn nhiều hơn. Việc làm này rất dễ mang lại tác dụng ngược: trẻ chẳng những không hết chán ăn mà còn trở nên sợ ăn, biến thành chứng biếng ăn tâm lý kéo dài, rất khó khắc phục. Thay vào đó, mẹ hãy thoải mái trong mỗi bữa ăn của con, giúp bé thích nghi dần với giai đoạn phát triển thể chất mới, rồi bé sẽ sớm trở lại ăn uống bình thường như xưa.

Nhìn chung, với chứng biếng ăn sinh lý cha mẹ không cần quá lo lắng. Chỉ cần tinh tế và quan sát con kỹ hơn một chút thì việc biếng ăn sinh lý ở trẻ sẽ nhanh chóng được nhận thấy và khắc phục kịp thời.

Biếng ăn bệnh lý

Khác với biếng ăn sinh lý xảy ra khi bé bước vào giai đoạn chuyển giao giữa các thay đổi, biếng ăn bệnh lý là do cơ thể bé mắc các chứng bệnh khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng. Có rất nhiều bệnh từ cảm cúm, viêm tai, viêm họng, lở miệng, thiếu máu,… đều có thể làm cho bé biếng ăn. Tất nhiên, nếu bé bị bệnh thì các mẹ phải tìm giải pháp chữa hết bệnh mới khắc phục được chứng biếng ăn.

Các tình trạng phổ biến nhất thường là những vấn đề khiến bé gặp khó khăn trong việc nhai nuốt do mọc răng, đau họng, viêm amidan, nấm lưỡi, áp xe lợi hoặc có thể bị viêm tuyến nước bọt,… khiến bé không muốn ăn. Tình trạng này kéo dài làm cho bé không còn hứng thú với việc ăn uống.

Nguyên nhân và dấu hiệu của một số bệnh lý khác gây biếng ăn:

  • Rối loạn tiêu hóa, chức năng hệ tiêu hóa suy giảm: Với các triệu chứng như buồn nôn, nôn trớ, đau bụng, nặng hơn là tiêu chảy, táo bón cũng là một lý do phổ biến khiến bé lười ăn hơn. Nguyên nhân thường do tình trạng loạn khuẩn đường ruột hoặc rối loạn sự co bóp và tiết dịch trong dạ dày và ruột.
  • Viêm, nhiễm trùng: Trẻ em với hệ miễn dịch yếu dễ mắc các bệnh vặt như mệt mỏi, cảm cúm, ho,… thậm chí nặng hơn là nhiễm trùng đường hô hấp (viêm phổi) và các bệnh về tiêu hóa như viêm ruột. Tình trạng viêm có thể ảnh hưởng đến hàm lượng các dưỡng chất trong cơ thể trẻ (vitamin A, C, B, kẽm, magie, sắt,…) dẫn đến tình trạng biếng ăn. Tình trạng nhiễm trùng hay thuốc kháng sinh cũng có thể gây loạn khuẩn đường ruột, ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa của trẻ.
  • Các loại thuốc: Khi bị bệnh các bé thường phải điều trị bằng thuốc, vitamin hoặc một vài loại kháng sinh trong thời gian chỉ định để giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại. Tuy nhiên, các mẹ cũng cần lưu ý vì các loại thuốc trên cũng rất dễ gây ra tình trạng biếng ăn ở trẻ.

Cách xử trí tình trạng biếng ăn bệnh lý của trẻ:

  • Quan trọng nhất vẫn là xử lý bệnh nền gây nên tình trạng biếng ăn ở trẻ. Các mẹ hãy cho trẻ đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời nhất.
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết (vitamin A, C, B, kẽm, magie, sắt,…) cho trẻ nếu tình trạng biếng ăn của trẻ nghiêm trọng khiến trẻ không tự cung cấp đủ năng lượng cần thiết qua ăn uống thực phẩm thông thường hàng ngày.
  • Không nên tự điều trị cho trẻ tại nhà nếu chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ. Một số phương pháp điều trị, thuốc sẽ khiến tình trạng bệnh lý, biếng ăn của trẻ trở nên trầm trọng hơn nếu được sử dụng không phù hợp.

Biếng ăn bệnh lý có thể sẽ không quá nghiêm trọng nhưng nếu ba mẹ chủ quan sẽ dễ gây ra nhiều biến chứng không tốt cho trẻ sau này.

Biếng ăn tâm lý

Khác với cách dạng biếng ăn khác, biếng ăn tâm lý là một dạng rối loạn về ăn uống có thể ảnh hưởng tới cả tinh thần lẫn thể chất của trẻ.

Nguyên nhân thường gặp nhất khiến trẻ mắc phải chứng biếng ăn tâm lý là do xung đột giữa cha mẹ và con:

  • Cha mẹ ép trẻ ăn bằng cách la mắng, quát mắng.
  • Cha mẹ ép trẻ ăn hết lượng thức ăn quá nhiều khiến trẻ không ăn được và kết quả là trẻ sẽ ngậm thức ăn, nôn trớ hoặc chống đối.
  • Không khí bữa ăn căng thẳng, có luật lệ khiến trẻ buộc phải tuân theo.
  • Trẻ có thể biếng ăn đột ngột nếu thay đổi môi trường, giờ ăn, địa điểm ăn và đối tượng cho ăn. Ví dụ như thời gian ăn bị muộn hơn so với bình thường hoặc trẻ được gửi đến trường mầm non làm thay đổi môi trường sinh hoạt mà bé lại chưa thích nghi kịp.
  • Cha mẹ cư xử quá lạnh nhạt với trẻ khiến trẻ không ăn để phản kháng.

Một số dấu hiệu nhận biết biếng ăn tâm lý ở trẻ:

  • Bé lấy tay che miệng hoặc ngậm miệng lại khi thấy bố mẹ mang thức ăn đến.
  • Con hay quay mặt đi khi bố mẹ cho ăn.
  • Trẻ thường xuyên ngậm thức ăn bên trong miệng và không nhai cũng không nuốt. Nếu bị bố mẹ thúc ép ăn, bé sẽ quấy khóc.
  • Bé từ chối ăn bằng cách gào thét hoặc khóc khi thấy thức ăn. Điều này khiến bố mẹ không thể cho con ăn được. Nếu người lớn bắt ép đút thức ăn vào miệng, trẻ sẽ nhè ra hoặc giả vờ nôn trớ.
  • Với những trẻ lớn hơn, con sẽ ăn rất ít hoặc trốn mẹ vào giờ ăn, thậm chí là tỏ ra khó chịu khi đến giờ ăn. Nhiều bé còn có xu hướng giả vờ đau bụng để không phải ăn.

Cách khắc phục tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ:

  • Tránh la mắng, quát mắng trẻ trong bữa ăn.
  • Cải thiện không khí trong bữa ăn. Tạo một số hoạt động để bữa ăn của trẻ thoải mái.
  • Thay đổi thực đơn phù hợp với khẩu vị của trẻ. Trang trí món ăn bắt mắt, thu hút trẻ thèm ăn hơn.

Một số nguyên nhân khác

Một trong những nguyên nhân khác khiến trẻ cảm thấy lười ăn, biếng ăn là do thực đơn nhàm chán, ít thay đổi. Cho trẻ ăn liên tục các món hầm, rau củ như khoai tây, cà rốt, súp lơ, củ cải… trong nhiều ngày khiến trẻ chán ăn.

Chế độ ăn không cân đối, thiếu các vi chất dinh dưỡng cũng là nguyên nhân gây biếng ăn, chậm tăng cân ở trẻ. Theo Viện dinh dưỡng quốc gia, bản chất biếng ăn do 1 nguyên nhân quan trọng là thiếu vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là kẽm. Vì vậy để trẻ thèm ăn, ăn ngon miệng hơn thì chúng ta cần bổ sung lợi khuẩn, tăng cường Enzym tiêu hóa và các vi chất dinh dưỡng cần thiết.

Kẽm sinh học POZO

Kẽm sinh học POZO là kết quả của sự hợp tác giữa TraphacoSapa và Viện Khoa học sức khỏe GreenVital.

Kẽm sinh học POZO là một sản phẩm bổ sung kẽm hiệu quả, hỗ trợ ăn ngon, tăng sức đề kháng cho trẻ thiếu vi chất, chán ăn, hệ miễn dịch yếu, sức đề kháng kém, hay ốm vặt.

biếng ăn
Kẽm sinh học POZO – Hết biếng ăn, ngăn ốm vặt
Kẽm sinh học POZO có chứa Kẽm sinh học LALMIN. Với Công nghệ sinh học làm giàu Kẽm – Zinc Enriched Yeast (ZNY) từ Canada. Thương hiệu Lallemand số 1 thế giới về công nghệ nấm men – từ 1923. Giúp:
  • Làm tăng khả năng hấp thu ( Sinh khả dụng cao hơn Kẽm Gluconat khoảng 3.7 lần)
  • Tăng khả năng lưu trữ trong cơ thể
  • Vị ngon dễ uống, không gây kích ứng dạ dày, không gây nôn ọe

Kẽm sinh học POZO với cơ chế 3 tác động bao gồm: Kẽm sinh học ( Lalmin Zn100); Prebiotic ( Orafti Synergy1) và Lysin ( L-Lysine HCl) có cơ chế và tác dụng:

  • Kẽm sinh học: Bảo vệ và kích thích tế bào gai vị giác, khứu giác, tham gia vào hoạt động của hơn 80 enzym trong cơ thể, kích thích sự phát triển của các tế bào lympho T và lympho B ( 2 đội quân quan trọng của miễn dịch). Kẽm còn giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, tăng hấp thu, tăng tổng hợp chất đạm và phân chia tế bào. Kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ, tạo nên một hệ phòng thủ để cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, giúp cho trẻ có sức chống đỡ bệnh tật tốt.
  • Prebiotic: Khoảng 75% hệ miễn dịch của trẻ nằm ở ruột – Việc cung cấp thức ăn cho lợi khuẩn ở đường ruột sẽ giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột từ đó hỗ trợ trẻ tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
  • Lysine: Lysine giữ vai trò sống còn trong sự tổng hợp protein; nó là chìa khóa trong việc sản xuất kháng thể của hệ miễn dịch. Lysine tăng cường Enzym tiêu hóa giúp tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt hơn.

Kẽm sinh học POZO còn được bào chế dưới dạng bột gói giúp bảo quản được dễ dàng, tiện lợi cho trẻ mang theo khi đi chơi, lên trường, lớp. Bột Kẽm sinh học POZO còn có vị ngon, dễ uống với trẻ, có thể được sử dụng trực tiếp hoặc pha với nước hoa quả, trộn với thức ăn.

ZKID PHARMA – chuyên gia sức khỏe Mẹ&Bé.

Đến với hệ thống ZKID PHARMA, mẹ sẽ được:

  1. Tư vấn tận tình, chính xác từ 100% dược sĩ Đại Học.
  2. Hoàn tiền 111% nếu phát hiện hàng giả, kém chất lượng.
  3. Theo dõi sát sao hiệu quả điều trị, tư vấn sau mua hàng chu đáo, rõ ràng.

Dược sỹ ZKID PHARMA 100% trình độ đại học sẵn sàng tư vấn từ xa

Fanpage: https://www.facebook.com/ZKIDPharma

Hotline: 08 888 66 918

Website: https://www.zkidpharma.com/

️ Shopee: https://shopee.vn/ds.thuthao

———————————-

ZKID PHARMA – Tốt Từ Tâm

Địa chỉ: 161 Đặng Tiến Đông, Đống Đa, Hà Nội

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0888866918