Cách nhận biết và điều trị bệnh chốc lở tại nhà

chốc lở

Bệnh chốc lây ở trẻ em thường dễ nhận biết và điều trị. Tuy nhiên nếu chủ quan chúng có thể gây khó chịu và một số biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, điều quan trọng với các bậc cha mẹ là cần biết cách phát hiện những dấu hiệu cũng như một số các cách xử trí bệnh tại nhà.

Bệnh chốc lở là gì?

Chốc lở là một bệnh nhiễm trùng da truyền nhiễm phổ biến. Do vi khuẩn như Staphylococcus aureus hoặc Streptococcus pyogenes gây ra trên biểu bì của da. Mặt, cánh tay và chân là các vị trí thường bị ảnh hưởng nhất.

Bất cứ ai cũng có thể bị chốc lở, nhưng bệnh này thường ảnh hưởng nhất đến trẻ em, đặc biệt là những trẻ từ 2 đến 5 tuổi.

Nhiễm trùng thường phát triển từ những tổn thương nhỏ trên da như vết côn trùng cắn , hoặc phát ban như chàm – ở bất kỳ vị trí nào trên da. Nhưng nó cũng có thể xảy ra trên da khỏe mạnh.

Vi khuẩn phát triển mạnh trong điều kiện nóng ẩm. Vì vậy, bệnh chốc lở có xu hướng theo mùa, đạt đỉnh điểm vào mùa hè và mùa thu ở các vùng khí hậu phía Bắc. Ở những vùng khí hậu ấm áp và ẩm ướt, bệnh có xu hướng xảy ra quanh năm.

Thông thường có 3 loại chốc lở sau:

  • Chốc không có bọng nước: Là dạng chốc lây ở trẻ phổ biến nhất, hình thành nên các vết lở và những bóng nước nhỏ, nguyên nhân có thể do cả khuẩn liên cầu và tụ cầu.
  • Chốc bọng nước: Là dạng chốc lở ngoài da ở trẻ em tiến triển nặng và có thể hình thành nên các bóng nước lớn như bị phỏng, bên trong có mủ và có thể bị vỡ bất cứ lúc nào.
  • Chốc loét: Dạng nặng nhất của bệnh chốc lây, do vi khuẩn xâm nhập vào lớp sâu của da, có thể do khuẩn liên cầu, tụ cầu hoặc cả hai gây ra.
chốc lở
Bệnh chốc lở có các triệu chứng đa dạng dựa trên loại bệnh mắc phải

Các giai đoạn của các loại bệnh chốc lở

Chốc không có bọng nước

Chủ yếu do Staphylococcus aureus gây ra . Đây là dạng chốc lở phổ biến nhất, gây ra ước tính 70% số trường hợp bệnh, theo một đánh giá năm 2014.

Chốc không có bọng nước trải qua các giai đoạn sau:

  • Nó thường bắt đầu với các vết loét đỏ, ngứa quanh miệng và mũi.
  • Các vết loét vỡ ra, để lại vùng da đỏ và kích ứng xung quanh.
  • Lớp vỏ vảy màu vàng nâu hình thành.
  • Khi các lớp vảy này lành lại, có những nốt đỏ nhạt dần và không để lại sẹo.

Chốc bọng nước

Chốc bọng nước hầu như luôn luôn do vi khuẩn Staphylococcus aureus gây ra .

  • Nó thường hình thành các mụn nước lớn hơn, hoặc các nốt phồng, chứa đầy chất dịch trong suốt có thể trở nên sẫm màu hơn và đục. Các mụn nước bắt đầu trên da không bị vỡ và không có các vùng đỏ bao quanh.
  • Các mụn nước trở nên mềm nhũn và trong rồi vỡ ra.
  • Một vết loét màu vàng, đóng vảy hình thành trên khu vực mụn nước vỡ ra.
  • Các mụn nước thường không để lại sẹo khi lành.

Chốc loét

Loại nhiễm trùng này nghiêm trọng hơn nhưng ít phổ biến hơn nhiều. Đôi khi nó xảy ra khi bệnh chốc lở không được điều trị.Chốc loét ăn sâu vào da hơn các dạng chốc lở khác và nó nghiêm trọng hơn.

  • Nhiễm trùng tạo thành mụn nước gây đau đớn trên da mông, đùi, chân, mắt cá chân và bàn chân.
  • Các mụn nước biến thành vết loét chứa đầy mủ với lớp vảy dày hơn.
  • Thông thường, da xung quanh vết loét sẽ chuyển sang màu đỏ.
  • Vết loét lành chậm và có thể để lại sẹo sau khi lành.

Các lựa chọn điều trị tại nhà cho bệnh chốc lở

Thuốc kháng sinh là phương pháp điều trị chính đối với bệnh chốc lở, nhưng bạn có thể giúp vết thương mau lành hơn bằng các biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà bên cạnh phương pháp điều trị do bác sĩ khuyến nghị.

Nước ấm và thuốc kháng sinh không kê đơn

Lau nhẹ và ngâm vết loét 3-4 lần một ngày cho đến khi vết loét lành lại. Nhẹ nhàng làm sạch vết loét bằng nước ấm và xà phòng, sau đó loại bỏ lớp vảy. Rửa tay thật sạch sau khi điều trị vết loét để tránh gây lây lan bệnh.

Lau khô vùng tổn thương và bôi thuốc mỡ kháng sinh theo đơn theo chỉ dẫn. Sau đó, che nhẹ các vết loét bằng gạc.

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể sử dụng thuốc mỡ kháng sinh không kê đơn (OTC) . Sử dụng thuốc kháng ba lần một ngày sau khi làm sạch vị trí tổn thương. Sau đó, che vết thương bằng băng gạc. Sau một vài ngày, nếu không thấy cải thiện, bạn nên đến gặp bác sĩ.

Thuốc tẩy gia dụng

Một phương pháp điều trị khác tại nhà là tắm 15 phút với dung dịch thuốc tẩy gia dụng nồng độ rất loãng (2,2%). Điều này làm giảm số lượng vi khuẩn trên da nếu bạn sử dụng nó thường xuyên.

Đối với bồn tắm cỡ lớn, hãy sử dụng 1/2 cốc thuốc tẩy. Rửa sạch bằng nước ấm và lau khô sau đó.

Hãy thận trọng nếu bạn có làn da nhạy cảm. Một số người có phản ứng dị ứng với thuốc tẩy. Ngoài ra, cần giám sát để tránh nước rơi vào mắt hoặc vô tình nuốt phải.

Các biện pháp khắc phục khác

Một số phương pháp điều trị tại nhà cũng có sẵn tại hiệu thuốc hoặc một sô cửa hàng tiên lợi. Sử dụng chúng đúng cách có thể cải thiện tình trạng bệnh, mặc dù một số phương pháp chưa được chứng minh là có thể tự điều trị bệnh chốc lở một cách hiệu quả.

Tinh dầu trị chốc lở

Tinh dầu là chất lỏng chiết xuất từ ​​thực vật. Hàng chục loại tinh dầu có đặc tính kháng khuẩn. Điều này cho thấy rằng tinh dầu có thể là một phương thuốc hữu ích cho bệnh chốc lở, mặc dù hiện tại chưa có nghiên cứu nào chứng minh điều này.

Những sản phẩm này có thể có lợi thế hơn thuốc kháng sinh vì một số vi khuẩn gây bệnh chốc lở đã trở nên kháng với các loại thuốc kháng sinh hiện tại.

Một số loại tinh dầu có thể giúp khắc phục bệnh chốc lở là:

  • Dầu phong lữ
  • Dầu hoắc hương
  • Dầu cây chè

Trước khi bạn thử sử dụng bất kỳ loại tinh dầu hoặc phương pháp điều trị thay thế nào khác, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ. Một số sản phẩm này có thể gây ra tác dụng phụ và chúng có thể không an toàn cho tất cả mọi người. Đảm bảo pha loãng tinh dầu trước khi thoa lên da. Không thoa nó trên vùng da hở, nhạy cảm hoặc xung quanh mắt của bạn.

Lưu ý về hiệu quả của tinh dầu

Mặc dù nghiên cứu cho thấy có những lợi ích sức khỏe, nhưng FDA không giám sát hoặc điều chỉnh độ tinh khiết hoặc chất lượng của tinh dầu. Điều quan trọng là phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng tinh dầu và đảm bảo được chất lượng sản phẩm mình sử dụng.

Ngăn ngừa bệnh chốc lở

Nếu không thể che phủ các vết thương một cách cẩn thân, trẻ bị chốc lở nên được cách ly ở nhà cho đến khi chúng khỏi bệnh. 

Giữ vệ sinh tốt là cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh chốc lở. Một số mẹo ngừa bệnh là:

  • Tắm và rửa tay thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn trên da.
  • Che vết thương trên da hoặc vết côn trùng cắn để bảo vệ khu vực này.
  • Giữ móng tay của bạn được cắt ngắn và sạch sẽ.
  • Không chạm hoặc gãi vết loét hở. Điều này có thể lây lan nhiễm trùng.
  • Giặt sạch tất cả những thứ tiếp xúc với vết chốc lở trong nước nóng.
  • Thường xuyên thay khăn trải giường, khăn tắm và quần áo tiếp xúc với vết loét cho đến khi vết loét khỏi hẳn.
  • Làm sạch và khử trùng các bề mặt, thiết bị và đồ chơi có thể đã tiếp xúc với bệnh chốc lở.
  • Không dùng chung bất kỳ vật dụng cá nhân nào với người bị chốc lở.

Bệnh chốc lở có lây không?

Các vết loét hở rất dễ lây lan. Gãi vết loét có thể lây nhiễm trùng từ vị trí này sang vị trí khác trên da của bạn hoặc sang người khác. Nhiễm trùng cũng có thể lây lan từ bất cứ thứ gì mà người bị bệnh chốc lở tiếp xúc vào.

Bởi vì nó lây lan rất dễ dàng, bệnh chốc lở đôi khi được gọi là bệnh học đường. Nó có thể nhanh chóng lây lan từ trẻ này sang trẻ khác trong lớp học nơi trẻ tiếp xúc gần gũi nhiều với nhau. Vì lý do tương tự, nó cũng dễ lây lan trong các hộ gia đình.

Vệ sinh là chìa khóa để kiểm soát sự lây lan của chốc lở. Nếu bạn hoặc con của bạn bị chốc lở, hãy rửa sạch và khử trùng mọi thứ mà vết loét có thể tiếp xúc, bao gồm:

  • quần áo
  • chăn ga gối đệm
  • khăn tắm
  • đồ chơi
  • thiết bị thể thao

Thuốc kháng sinh tại chỗ, chẳng hạn như mupirocin, thường có thể làm hết bệnh chốc lở trong vài ngày và rút ngắn thời gian lây nhiễm. Thuốc kháng sinh đường uống ngăn không cho bệnh lây nhiễm sau 24 đến 48 giờ

Phân biệt chốc lở và mụn rộp (Herpes môi)

Giống như chốc lở, mụn rộp là những mụn nước hình thành xung quanh vị trí miệng. Bạn cũng có thể nhìn thấy chúng trên mũi hoặc ngón tay của mình.

Mụn rộp do virus herpes simplex (HSV) gây ra . Virus này có hai dạng: HSV-1 và HSV-2. Thông thường, HSV-1 gây ra mụn rộp miệng, trong khi HSV-2 gây ra mụn rộp sinh dục.

Các loại kem và thuốc kháng vi-rút sẽ được chỉ định điều trị mụn rộp nếu cần thiết. Vi-rút gây mụn rộp có thể lây lan qua các hoạt động tiếp xúc gần như hôn. Các vết loét vẫn có khả năng lây nhiễm cho đến khi chúng đóng vảy, vì vậy hãy tránh tiếp xúc với bất kỳ ai chưa từng bị mụn rộp cho đến thời điểm đó.

Phân biệt chốc lở và hắc lào

Hắc lào là một bệnh nhiễm trùng do nấm trên da. Tên gọi này đề cập đến hình dạng giống như chiếc nhẫn của các mảng da đỏ, nổi lên mà nó tạo ra. Không giống như bệnh chốc lở, bệnh hắc lào không gây ra vảy vàng.

Bạn có thể mắc bệnh hắc lào khi tiếp xúc trực tiếp hoặc dùng chung vật dụng cá nhân với người bị bệnh hắc lào. Các triệu chứng có thể xuất hiện trên:

  • da đầu
  • thân
  • da xung quanh bẹn 
  • bàn chân

Phương pháp điều trị điển hình là dùng kem chống nấm da. Một số sản phẩm sẽ có thể được bán không kê đơn.

Bệnh hắc lào có thể gây ngứa ngáy và khó chịu. Giữ vệ sinh tốt có thể giúp ngăn ngừa hoặc giữ cho bệnh không quay trở lại.

Phân biệt chốc lở và viêm quầng

Erysipelas là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn ảnh hưởng đến các lớp bề mặt của da. Nó gây ra bởi cùng một loại vi khuẩn liên cầu khuẩn gây ra bệnh viêm họng hạt . Tương tự như bệnh chốc lở, những vi khuẩn này xâm nhập vào da qua vết thương hở hoặc vết nứt trên da.

Erysipelas gây ra mụn nước ở mặt và chân. Các triệu chứng khác bao gồm sốt và ớn lạnh.

Các bác sĩ thường kê đơn thuốc kháng sinh uống để điều trị nhiễm trùng. Các trường hợp nghiêm trọng hơn có thể cần được điều trị bằng kháng sinh tiêm tĩnh mạch (IV) tại bệnh viện.

Điều trị thường rất hiệu quả để loại bỏ nhiễm trùng. Không điều trị viêm quầng có thể làm tăng nguy cơ gặp biến chứng nghiêm trọng .

Phân biệt chốc lở và chàm

Bệnh chàm không phải là một bệnh nhiễm trùng. Thay vào đó, nó có thể là phản ứng của da với các chất trong môi trường sống của bạn, như chất tẩy rửa, kim loại hoặc cao su, hoặc nó có thể liên quan đến dị ứng hoặc hen suyễn.

Các triệu chứng của bệnh chàm bao gồm:

  • da đỏ, ngứa
  • da khô

Một loại được gọi là bệnh chàm bội nhiễm gây ra các mụn nước nhỏ chứa đầy chất lỏng hình thành trên bàn tay hoặc bàn chân của bạn. Những mụn nước này có thể ngứa hoặc đau.

Những người bị dị ứng có nhiều khả năng bị chàm hơn. Tránh tiếp xúc với các chất gây ra phản ứng da có thể ngăn ngừa nó trong tương lai.

ZKID PHARMA – chuyên gia sức khỏe Mẹ&Bé.

Đến với hệ thống ZKID PHARMA, mẹ sẽ được:

  1. Tư vấn tận tình, chính xác từ 100% dược sĩ Đại Học.
  2. Hoàn tiền 111% nếu phát hiện hàng giả, kém chất lượng.
  3. Theo dõi sát sao hiệu quả điều trị, tư vấn sau mua hàng chu đáo, rõ ràng.

Dược sỹ ZKID PHARMA 100% trình độ đại học sẵn sàng tư vấn từ xa

Fanpage: https://www.facebook.com/ZKIDPharma

Hotline: 08 888 66 918

Website: https://www.zkidpharma.com/

️ Shopee: https://shopee.vn/ds.thuthao

———————————-

ZKID PHARMA – Tốt Từ Tâm

Địa chỉ: 161 Đặng Tiến Đông, Đống Đa, Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0888866918