Sữa thay thế cho trẻ mắc dị ứng đạm sữa bò

sữa thay thế

Dị ứng đạm sữa bò ở trẻ sơ sinh là một vấn đề nghiêm trọng. Cả trẻ sơ sinh và mẹ đều có thể bị ảnh hưởng. Nếu con bạn bị dị ứng đạm sữa bò, điều quan trọng là phải xác định được loại sữa thay thế có thể giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.

Đôi nét về dị ứng đạm sữa bò ở trẻ em

Dị ứng đạm sữa bò thường xảy ra nhất ở trẻ ăn sữa công thức. Điều này xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận diện protein sữa bò là có hại và gây ra phản ứng dị ứng .

Theo một nghiên cứu năm 2016 được công bố trên Tạp chí British Journal of General Practice của Anh, có tới 7 phần trăm trẻ ăn sữa công thức bị dị ứng với đạm sữa bò.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó có thể xảy ra ở trẻ bú sữa mẹ. Cũng theo một nghiên cứu năm 2016, có tới 1% trẻ được bú sữa mẹ có thể phát triển dị ứng với sữa bò.

Một số gen nhất định đã được xác định trong dị ứng protein sữa bò. Theo Học viện Dị ứng, Hen suyễn và Miễn dịch học Hoa Kỳ, có tới 8 trong số 10 trẻ sẽ hết dị ứng khi 16 tuổi.

Các triệu chứng của dị ứng đạm sữa

Các triệu chứng của dị ứng protein sữa thường diễn ra trong vòng vài phút đến vài ngày sau khi tiếp xúc với sữa bò. Nguyên nhân do trẻ sơ sinh có thể được tiếp xúc qua việc ăn sữa công thức hoặc sữa mẹ ( mẹ có sử dụng sữa bò hoặc các sản phẩm làm từ sữa bò).

Các triệu chứng dị ứng có thể khởi phát chậm hoặc xảy ra nhanh chóng.

Các triệu chứng khởi phát chậm có thể bao gồm:

  • Phân lỏng, có thể có máu
  • Nôn mửa
  • Nôn khan
  • Biếng ăn
  • Khó chịu hoặc đau bụng
  • Viêm da

Các triệu chứng khởi phát nhanh có thể bao gồm:

  • Thở khò khè
  • Nôn mửa
  • Sưng tấy
  • Cáu gắt
  • Tiêu chảy ra máu
  • Sốc phản vệ

Mặc dù hiếm gặp, nhưng trẻ bị dị ứng sữa có thể bị sốc phản vệ- một phản ứng rất nghiêm trọng. Sốc phản vệ có thể gây sưng họng và miệng, tụt huyết áp và khó thở. Nó cũng có thể dẫn đến ngừng tim. Sốc phản vệ cần được chăm sóc y tế ngay lập tức và được điều trị bằng epinephrine (EpiPen) dưới dạng thuốc tiêm truyền tĩnh mạch.

sữa thay thế
Các triệu chứng dị ứng đạm sữa đôi khi có thể rất nghiêm trọng

Làm thế nào để chẩn đoán dị ứng đạm sữa?

Không có xét nghiệm nào để chẩn đoán chính xác dị ứng protein sữa. Chẩn đoán xác định chỉ sau khi xem xét tiền sử triệu chứng và sau khi đã loại trừ được các trường hợp bệnh lý nghi ngờ khác. Các xét nghiệm có thể được tiền hành bao gồm:

  • Xét nghiệm phân
  • Xét nghiệm máu
  • Các test dị ứng, bao gồm test da.
  • Thử dùng sữa

Các bác sĩ, chuyên gia y tế có thể sẽ tư vấn bạn và trẻ thực hiện các chế độ ăn kiêng loại bỏ hoàn toàn sữa bò.

Có thể bạn cũng sẽ được tư vấn cho trẻ ăn sữa thay thế không có sữa bò hoặc yêu cầu bản thân bạn không sử dụng thực phẩm có nguồn gốc sữa bò nếu bạn đang cho con bú.

Protein từ thức ăn mà người mẹ ăn có thể xuất hiện trong sữa mẹ trong vòng 3 đến 6 giờ và có thể tồn tại đến 2 tuần. Vì vậy thông thường, một chế độ ăn kiêng sữa bò sẽ kéo dài ít nhất từ ​​1 đến 2 tuần. Sau đó, sữa bò được cho vào sử dụng lại để xem liệu các triệu chứng dị ứng có quay trở lại hay không. Từ đó có thể kết luận chắc chắn bệnh.

Sữa mẹ luôn là tốt nhất

Khi được xác định trẻ mắc dị ứng đạm sữa bò, lựa chọn thay thế đầu tiên tối ưu nhất nếu có thể đó chính là sữa mẹ.

Sữa mẹ cân bằng về mặt dinh dưỡng, giúp bảo vệ khỏi bệnh tật và nhiễm trùng, đồng thời giảm nguy cơ mắc Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Trẻ được bú sữa mẹ sẽ ít bị dị ứng thức ăn và thậm chí mắc các bệnh mãn tính sau này.

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu đời của trẻ, tiếp tục cho trẻ bú mẹ bất cứ khi nào có thể, trong ít nhất năm đầu đời.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng khuyến cáo cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến khi trẻ được ít nhất 2 tuổi.

Tuy nhiên nếu bạn đang cho con bú và con bạn bị dị ứng đạm sữa bò, bạn sẽ cần phải thay đổi chế độ ăn uống. Loại bỏ các sản phẩm từ sữa, bao gồm:

  • Sữa
  • Phô mai
  • Sữa chua
  • Kem
  • Pho mát

Protein sữa bò còn có thể chứa trong một số loại thực phẩm như:

  • Hương liệu thực phẩm
  • Sô cô la
  • Thịt
  • Xúc xích
  • Bơ thực vật
  • Thực phẩm chế biến sẵn và đóng hộp

Các nhà sản xuất thực phẩm được yêu cầu liệt kê các thành phần, chất dễ gây dị ứng, vậy tất nhiên bao gồm cả sữa bò, trên nhãn sản phẩm thực phẩm. Hãy đọc kỹ nhãn để xác định xem sản phẩm bạn ăn có chứa sữa bò hay không.

Các loại sữa thay thế

Không phải bà mẹ nào cũng có khả nặng cho con bú. Trong một vài trường hợp, các bà mẹ không có đủ sữa để cho con bú hoặc đơn giản rằng họ bận bịu với công việc và không có thời gian rảnh…

Và nếu con bạn bị dị ứng với protein trong sữa và không thể bú sữa mẹ, thì vẫn còn có những lựa chọn sữa thay thế không chứa protein sữa bò.

  • Sữa công thức đậu nành được làm từ protein đậu nành. Thật không may, từ 8 đến 14 phần trăm trẻ bị dị ứng sữa cũng sẽ phản ứng với đậu nành, theo Tổ chức Hen suyễn và Dị ứng của Mỹ. Sữa công thức được thủy phân hoàn toàn sẽ phá vỡ protein sữa bò thành các hạt nhỏ để giảm khả năng xảy ra phản ứng dị ứng.
  • Những em bé không thể dung nạp sữa công thức thủy phân có thể sử dụng sữa công thức axit amin. Loại sữa công thức này được cung cấp protein dưới dạng các axit amin, các dạng đơn giản nhất.

Tuy nhiên, các sữa công thức thủy phân đối với trẻ sẽ kém ngon hơn bình thường.

Xin ý kiến tư vấn của các chuyên gia y tế

Nếu con bạn có các triệu chứng dị ứng với đạm sữa, sẽ có thể khó xác định nguyên nhân thực sự là do đau bụng hay dị ứng.

Đừng cố gắng tự chẩn đoán xác định nguyên nhân, tự ý sử dụng thuốc điều trị hay thay đổi chế độ ăn. Hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế để có được tư vấn hướng giải quyết thích hợp và có được những lời khuyên về các lựa chọn điều trị.

Bạn sẽ cần theo dõi những triệu chứng và biểu hiện của trẻ để cung cấp thông tin quan trọng, giúp các bác sĩ đưa ra các chẩn đoán chính xác. Vì vậy hãy:

  • Ghi chép lại đầy đủ các thói quen ăn uống và các triệu chứng của bé.
  • Nếu bạn cho con bú sữa mẹ, hãy ghi chép lại chính các loại thực phẩm bạn ăn và việc chúng ảnh hưởng đến em bé của bạn như thế nào.
  • Tìm hiểu về tiền sử bệnh của gia đình bạn, đặc biệt là bất kỳ trường hợp dị ứng thực phẩm nào.

Hãy tuyệt đối tuân theo những hướng dẫn của những chuyên gia y tế. Việc tiếp cận sai hướng dẫn chăm sóc và điều trị có thể khiến trẻ bị nặng hơn hoặc gặp những phản ứng ngoài ý muốn khác.

Bạn không cô đơn

Là một người mẹ, đôi khi thật đau lòng khi thấy con mình có những vấn đề sức khỏe, đặc biệt là từ những thứ tự nhiên như ăn uống. Tuy nhiên đừng ngần ngại nhờ hỗ trợ từ bạn bè và các thành viên trong gia đình. Bạn cũng có thể tìm đến các chuyên gia y tế để được hỗ trợ tư vấn chính xác nhất.

Hãy theo dõi trẻ thật cẩn thận và yên tâm rằng nhiều trường hợp dị ứng đạm sữa có thể được kiểm soát thông qua thay đổi chế độ ăn uống nếu bạn cho con bú sữa mẹ hoặc chuyển đổi sữa thay thế phù hợp.

ZKID PHARMA – chuyên gia sức khỏe Mẹ&Bé.

Đến với hệ thống ZKID PHARMA, mẹ sẽ được:

  1. Tư vấn tận tình, chính xác từ 100% dược sĩ Đại Học.
  2. Hoàn tiền 111% nếu phát hiện hàng giả, kém chất lượng.
  3. Theo dõi sát sao hiệu quả điều trị, tư vấn sau mua hàng chu đáo, rõ ràng.

Dược sỹ ZKID PHARMA 100% trình độ đại học sẵn sàng tư vấn từ xa

Fanpage: https://www.facebook.com/ZKIDPharma

Hotline: 08 888 66 918

Website: https://www.zkidpharma.com/

️ Shopee: https://shopee.vn/ds.thuthao

———————————-

ZKID PHARMA – Tốt Từ Tâm

Địa chỉ: 161 Đặng Tiến Đông, Đống Đa, Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0888866918