Kém hấp thu ở trẻ: Nguyên nhân và cách xử trí

kém hấp thu

Đôi khi bé được chăm sóc theo một chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ chất nhưng vẫn có dấu hiệu bị suy dinh dưỡng. Nguyên nhân xảy ra tình trạng này có thể là do trẻ kém hấp thu, cơ thể không hấp thụ được chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa vào cơ thể.

Thông thường, quá trình tiêu hóa chuyển hóa các chất dinh dưỡng từ thức ăn thành các đơn vị nhỏ đi qua thành ruột và vào máu, nơi chúng được đưa đến các tế bào khác trong cơ thể. Nếu thành ruột bị tổn thương do vi rút, nhiễm vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, bề mặt của nó có thể thay đổi khiến các chất đã tiêu hóa bị hạn chế hoặc không thể đi qua. Khi điều này xảy ra, các chất dinh dưỡng thay vì được hấp thu sẽ bị đào thải qua phân.

Tình trạng kém hấp thu thường xảy ra trong một hoặc hai ngày khi bé mắc những trường hợp nặng của bệnh cúm dạ dày hoặc ruột. Nó hiếm khi kéo dài lâu hơn vì bề mặt của ruột nhanh chóng lành lại mà không có tổn thương đáng kể. Trong những trường hợp này, kém hấp thu không phải là nguyên nhân đáng lo ngại. Tuy nhiên, tình trạng kém hấp thu mãn tính kéo dài có thể phát triển, và nếu hai hoặc nhiều dấu hiệu hoặc triệu chứng sau đây vẫn tồn tại, hãy đưa trẻ đến những trung tâm y tế gần nhất để được xác định nhanh chóng nguyên nhân.

Nguyên nhân trẻ kém hấp thu dinh dưỡng

Có rất nhiều những nguyên nhân khiến trẻ bị kém hấp thu dinh dưỡng.

Một số nguyên nhân thông thường có thể kể đến như:

  • Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện: Trẻ còn nhỏ, hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn chỉnh, hệ miễn dịch còn non nớt dễ mắc các hội chứng rối loạn tiêu hóa.
  • Chế độ ăn chưa hợp lý: Chế độ ăn không phù hợp với độ tuổi của trẻ, hoặc việc trẻ ăn quá ít hay quá nhiều cũng có thể khiến trẻ mắc các rối loạn về tiêu hóa sau đó dẫn đến việc kém hấp thu chất dinh dưỡng.
  • Vấn đề hấp thu kém có thể do bệnh: Dị ứng protein sữa; không dung nạp lactose; ký sinh trùng đường ruột; phẫu thuật dạ dày, ruột hoặc ruột,….

Một số bệnh ngoài đường tiêu hóa khác có thể dẫn đến kém hấp thu bao gồm:

  • Bệnh celiac
  • Một số bệnh ung thư
  • Bệnh Crohn
  • Bệnh xơ nang
  • Bệnh gan
  • Viêm tụy
  • Thiếu máu ác tính

Dấu hiệu và triệu chứng

Kém hấp thu dinh dưỡng kéo dài ở trẻ có thể khiến trẻ mắc các vẫn đề sức khỏe nghiêm trọng. ảnh hưởng toàn diện đến sự phát triển của trẻ. 

Cũng như những nguyên nhân rất đa dạng, các triệu chứng thường cũng không đặc hiệu, khó nhận biết và phân biệt. Cha mẹ cần chú ý theo dõi trẻ để có thể phát hiện sớm và có những xử trí kịp thời. Những triệu chứng thường gặp là:

  • Đau bụng dai dẳng và nôn mửa
  • Đi ngoài thường xuyên, phân lỏng, lổn nhổn, có mùi hôi
  • Dễ bị nhiễm trùng
  • Sút cân
  • Da khô, dễ bị tổn thương và thâm tím
  • Dễ gãy xương
  • Phát ban có vảy
  • Thay đổi tính khí hay quấy khóc
  • Chậm tăng trưởng và tăng cân trong thời gian dài
kém hấp thu
Đau bụng, tiêu chảy thường xuyên là triệu chứng thường gặp nhất

Xử trí

Chấn đoán

Khi trẻ có dấu hiệu suy dinh dưỡng, kém hấp thu chỉ là một trong những nguyên nhân có thể xảy ra. Như đã nói, trẻ có thể bị thiếu dinh dưỡng vì trẻ không có chế độ ăn thích hợp hoặc có vấn đề về tiêu hóa khiến cơ thể trẻ không thể tiêu hóa thức ăn. Đôi khi cũng có trường hợp do nhiều nguyên nhân cùng kết hợp. Cha mẹ cần đưa trẻ đến trung tâm y tế để khi có bất cứ nghi ngờ nào về vấn đề sức khỏe của trẻ.

Trước khi chỉ định một phương pháp điều trị, bác sĩ nhi khoa phải xác định nguyên nhân. Điều này có thể được thực hiện bằng một hoặc nhiều phương pháp sau đây.

  • Bạn sẽ có thể được yêu cầu liệt kê số lượng và loại thức ăn mà trẻ ăn.
  • Bác sĩ nhi khoa có thể kiểm tra khả năng tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng cụ thể của trẻ. Ví dụ, bác sĩ có thể yêu cầu trẻ uống một dung dịch đường sữa (lactose) và sau đó đo mức độ hydro trong hơi thở của trẻ sau đó. Đây được gọi là một phương pháp kiểm tra hơi thở bằng hydro lactose.
  • Bác sĩ nhi khoa có thể thu thập và phân tích mẫu phân. Ở những người khỏe mạnh, chỉ một lượng nhỏ chất béo tiêu thụ mỗi ngày bị mất qua phân. Nếu quá nhiều chất béo được tìm thấy trong phân, đó là dấu hiệu của chứng kém hấp thu.
  • Thu thập mồ hôi từ da, được gọi là xét nghiệm mồ hôi, có thể được thực hiện để xem liệu có thể mắc xơ nang hay không. Trong căn bệnh này, cơ thể sản xuất không đủ lượng enzym nhất định cần thiết cho quá trình tiêu hóa thích hợp và mồ hôi sẽ có những dấu hiệu bất thường.
  • Trong một số trường hợp , bác sĩ nhi khoa có thể yêu cầu lấy sinh thiết từ thành ruột non và kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm các dấu hiệu nhiễm trùng, viêm hoặc chấn thương khác.

Thông thường, các xét nghiệm này được thực hiện trước khi bắt đầu bất kỳ đợt điều trị nào, mặc dù trẻ bị ốm nặng có thể phải nhập viện để được cho ăn đặc biệt trong khi các tình trạng bệnh của trẻ đang được đánh giá.

Một khi bác sĩ chắc chắn vấn đề là kém hấp thu, bác sĩ sẽ cố gắng xác định một nguyên nhân cụ thể gây ra kém hấp thu. Khi lý do là nhiễm trùng, điều trị thường sẽ bao gồm thuốc kháng sinh. Nếu tình trạng kém hấp thu xảy ra do hoạt động của ruột, các thuốc hạn chế nhu động ruột hoặc tương tự sẽ được chỉ định phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

Đôi khi không có nguyên nhân rõ ràng cho vấn đề. Trong trường hợp này, chế độ ăn có thể được thay đổi để bao gồm các loại thực phẩm hoặc công thức dinh dưỡng đặc biệt dễ dung nạp và hấp thu hơn.

Điều trị

Tránh các loại thực phẩm có thể là nguyên nhân gây ra các triệu chứng, chẳng hạn nếu trẻ mắc dị ứng sữa hoặc không dung nạp lactose hãy tránh cho trẻ sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc từ sữa như bơ, phô mai,,,,.

Uống bổ sung thay thế các enzym cần thiết để tiêu hóa thức ăn có thể giúp giải quyết tình trạng kém hấp thu nếu con bạn bị xơ nang hoặc không dung nạp lactose bẩm sinh. 

Ngoài ra trẻ cần có chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng, đa dạng các loại thực phẩm.

  • Chất đạm: Trẻ nên được ăn các thực phẩm có chứa protein nguồn gốc từ động vật. Có thể kể đến như: Thịt, cá, trứng, tôm, cua,… Trứng là một thực phẩm giàu đạm và đầy đủ các acid amin ở tỷ lệ phù hợp, vì vậy cha mẹ có thể cân nhắc cho trẻ sử dụng và nên ăn cả lòng đỏ của trứng.
  • Chất béo: Chất béo cũng là một nguồn cung cấp năng lượng hàng đầu của cơ thể, chất béo trong bữa ăn còn giúp tăng cường hấp thu các loại vitamin tan trong dầu. Do vậy, cần đảm bảo trẻ được cung cấp đầy đủ chất béo, đặc biệt một số chất béo tốt như omega-3.
  • Glucid: Nguồn năng lượng chính bên cạnh chất béo cho hoạt động hàng ngày của trẻ, glucid có thể được cung cấp qua các thực phẩm giàu tinh bột như gạo, bánh mì, mì,…
  • Vitamin, chất xơ,..: Hoa quả và rau là những thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn của trẻ để cung cấp những chất vi lượng cần thiết.

Trong trường hợp đặc biệt hay trẻ sơ sinh gặp các bệnh lý không thể hấp thụ chất dinh dưỡng trực tiếp có thể cần được bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thức ăn công thức được đưa trực tiếp vào dạ dày hoặc ruột non qua ống hoặc sử dụng dưới dạng chất lỏng được truyền tĩnh mạch. Trong trường hợp này không được phép cho bé ăn bất kỳ loại thực phẩm bổ sung nào hoặc thay đổi chế độ ăn mà không có sự cho phép của bác sĩ nhi khoa.

ZKID PHARMA – chuyên gia sức khỏe Mẹ&Bé.

Đến với hệ thống ZKID PHARMA, mẹ sẽ được:

  1. Tư vấn tận tình, chính xác từ 100% dược sĩ Đại Học.
  2. Hoàn tiền 111% nếu phát hiện hàng giả, kém chất lượng.
  3. Theo dõi sát sao hiệu quả điều trị, tư vấn sau mua hàng chu đáo, rõ ràng.

Dược sỹ ZKID PHARMA 100% trình độ đại học sẵn sàng tư vấn từ xa

Fanpage: https://www.facebook.com/ZKIDPharma

Hotline: 08 888 66 918

Website: https://www.zkidpharma.com/

️ Shopee: https://shopee.vn/ds.thuthao

———————————-

ZKID PHARMA – Tốt Từ Tâm

Địa chỉ: 161 Đặng Tiến Đông, Đống Đa, Hà Nội

 
 
 
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0888866918